IOTA là gì?
IOTA (MIOTA) là một thương hiệu mới với ý tưởng phát triển mô hình dành cho các giao dịch rất nhỏ (Micro-transaction) được tối ưu cho Internet-of-Things (IoT – Internet vạn vật). Không giống như các Blockchain phức tạp và nặng nề của Bitcoin hay những nền tảng tương tự, IOTA được thiết kế với mục đích sử dụng khác. IOTA được tạo ra và tối ưu nhẹ nhất có thể, do đó cái tên “Iota” được nhấn mạnh vào phần “IoT”.
Ai đã tạo nên IOTA?
Khi Bitcoin ngày càng lớn hơn (và giá của nó cũng gia tăng nhanh chóng) đã khiến các nhà đầu tư chú ý, Serguei Popov khi đó cũng rất phấn khích. Thành công của Bitcoin đã khiến ông thấy được giá trị thực tế của công nghệ Blockchain cùng với những khiếm khuyết của nó. Tất cả đã góp phần mang đến IOTA ngày hôm nay.
Một trong số những than phiền của Serguei Popov là phí giao dịch. Mỗi giao dịch Bitcoin đều mất phít, dù là nhỏ nhất. Điều đó có nghĩa là các hoạt động giao dịch vi mô sẽ không khả thi theo hệ thống hiện tại. Việc loại bỏ hệ thống này không hề dễ đối với blockchain, bởi vì nó là động lực kinh tế cho việc xác thực giao dịch.
Serguei Popov cùng với các cộng sự của mình là David Sonstebo, Sergev Ivancheglo và Dominik Schiener đã cùng nhau xây dựng giải pháp và họ đã tạo ra token này vào tháng 12/2015.
Serguei Popov
Ý tưởng về Micro-transaction
Theo các báo cáo nghiên cứu, số lượng thiết bị được kết nối với nhau thông qua mạng lưới internet trong thời gian tới sẽ tràn ngập khắp nơi, theo ước tính sẽ có khoảng 50 tỷ thiết bị. Mỗi thiết bị được tạo ra sẽ làm cho thế giới ngày một tốt đẹp và liền mạch hơn. Tuy nhiên, hiện có một vấn đề rất quan trọng đang cần được giải quyết, đó là việc xử lý giao dịch rất nhỏ (Micro-transactions) sẽ thế nào? Khi số lượng thiết bị càng nhiều thì tốc độ xử lý chắc chắn sẽ suy giảm. Ngoài ra, các kết nối IoT yêu cầu phải có khả năng tự thanh toán các chi phí nhỏ cho nhau mà không mất phí, hay nói cách khác là phải thêm phần cứng vào để tương thích. Chính vì vậy mà IOTA ra đời nhằm giải quyết vấn đề truyền tải giữa các thiết bị với nhau được gọi là “Micro Transaction” giúp việc truyền tải giữa các thiết bị nhanh nhất có thể.
Trong khi nó được phát triển như là một giải pháp cho các vấn đề về khả năng mở rộng đang phải đối mặt với IoT, thì giao thức cơ bản là không đồng nhất và có thể được áp dụng trong bất kỳ trường hợp sử dụng khác sử dụng các giao dịch micro-transactioin.
Để đạt được những mục tiêu táo bạo này, thiết kế của Iota đã tách rời hoàn toàn khỏi Blockchain. Nó vẫn giữ lại các ý tưởng nguyên tắc cốt lõi của blockchain đồng thuận phân tán, nhưng để có thể mở rộng quy mô của hệ sinh thái Internet-of-Things tới với hàng chục tỷ thiết bị được kết nối với nhau, nó cần phải được tối ưu rất nhẹ và hiệu quả. Vấn đề này được giải quyết bằng cách đổi mới cốt lõi IOTA: The Tangle.
So sánh Tangle và Blockchain
Công nghệ Blockchain của IOTA đã giải quyết được một số vấn đề mà người anh Blockchain đi trước không làm được.
Như lịch sử đã cho thấy, những thợ mỏ nhỏ tạo thành những nhóm lớn hơn để làm giảm sự thay đổi của phần thường nhằm có thu nhập ổn định hơn. Điều này dẫn đến tập trung (Tính toán và chính trị) trong tay một vài nhà khai thác khác và cho họ năng lực áp dụng rộng rãi các chính sác (Lọc và trì hoãn) đối với một số giao dịch nhất định. Mặc dù chưa có trường hợp chủ Pool nào thể hiện quyền lực của họ, nhưng khả năng này trong ngành công nghiệp “Khủng” này là không chấp nhận được.
Mặc dù các máy tính lượng tử quy mô lớn không tồn tại, nhưng các công ty đã định hướng trong tương lai đã phải bắt đầu tiến hành các bước hướng tới tính năng mật mã lượng tử. Từ quan điểm bảo mật, nó hoàn toàn có ý nghĩa giả định rằng phần cứng có khả năng bẻ gãy các thuật toán mật mã cổ điển có thể xuất hiện trong tương lai gần, vì vậy chuẩn bị là biện pháp phòng thủ duy nhất.
Phí giao dịch được dùng để thưởng cho các thợ mỏ phục vụ hệ thống, và nhằm giảm thiểu các cuộc tấn công lặp chi. Do đó, họ đã đặt một ngưỡng giao dịch tối thiểu cho một tài khoản, nếu chuyển thấp hơn sẽ không hợp lệ.
Các loại tiền tệ mã hóa dựa trên Blockchain không thể tồn tại được trong quá trình phân chia mạng dài bởi vì điều này có thể dẫn tới sự đảo chiều của một số lượng lớn các giao dịch. Cũng không thể bắt đầu phân vùng mới trong trường hợp cần thiết. Tức là bạn không thể tạo ra một hệ sinh thái riêng cho bạn, tách biệt với hệ sinh thái đang tồn tại.
Gần như tất cả các đồng tiền ảo hiện tại đang không đồng nhất và tách biệt vai trò (người giao dịch xác nhận giao dịch), các hệ thống như vậy không thể tránh khỏi việc gây ra tình trạng phân biệt đối xử, từ đó tạo ra mâu thuẫn và làm cho chúng ta mất chi phí để giải quyết xung đột.
Các đồng tiền điện tử phát triển dựa trên cơ sơ giống như tiền Bitcoin cho phép thực hiện áp dụng vào các trường hợp khác nhau, một số khác thực hiện gần giống mô hình một ngân hàng nhưng thêm vài tính năng khác. Và cả hai mô hình này đều yêu cầu phần cứng cao, phức tạp.
Việc lưu trữ lại tất cả trạng thái giao dịch dẫn đến gia tăng rất nhanh dữ liệu cần lưu trữ, trong khi đó không gia tăng đáng kể không gian lưu trữ. Tính không hiệu quả này không được khắc phục, thậm chí việc tiền mã hóa ngày càng trở nên phổ biến có thể làm hệ thống sụp đổ.
Một khía cạnh khác đang bị làm lu mờ trong ngành công nghiệp này chính là các tác động vào môi trường. Ước tính hơn 29 terawatt giờ (Twh) điện năng đã được sử dụng để đào Bitcoin trong năm 2017. Hơn cả mức tiêu thụ điện năng của Israel trong cùng kỳ, chỉ với 25 Twh. Dân số của Israel chỉ có 5 triệu người (Trích số liệu từ “Đào Bitcoin đang tiêu thụ điện năng hơn 159 quốc gia bao gồm Israel và hầu hết các quốc gia Châu Phi”)
Một chi phí khổng lồ về tài nguyên là cái giá khá đắt và không phù hợp với thế giới khi hầu hết các quốc gia đã ký vào hiệp định ứng phó với biến đổi khí hậu. Tangle của IOTA là một cải tiến mới cho việc bảo vệ môi trường.
Tóm lại, IOTA đã mang đến cho thế giới tiền thuật toán một làn gió mới, với một ý tưởng cùng nền tảng tân tiến hơn, giúp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của hệ thống Blockchain. Với khả năng xử lý giao dịch tốt, không có phí giao dịch, công nghệ mới và khả năng mở rộng vô hạn, IOTA thực sự đã tạo ra một giá trị khác biệt và có tiềm năng trong tương lai. Nền tảng đột phá của IOTA có thể trở thành xương sống của IoT trong tương lai và là một phần cho hướng đi mới của thương mại điện tử.
Bankex là dự án ICO cung cấp dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ chuỗi khối thông qua giao thức bằng chứng tài sản. Với việc sử dụng Bankex, người dùng có thể phát hành token dựa trên tài sản đã được chứng thực, làm tăng tính thanh khoản của các tài sản.
Stellar Lumens [XLM] hiện đang giao dịch ở mức 0,25 đô la là nạn nhân của cuộc khủng hoảng thị trường nghiêm trọng đang diễn ra với mức mất 7,86% kể từ hôm qua. Stellar Lumens đề cập đến XLM đã đạt được ít nhất 500% so với Bitcoin [BTC] hoặc hơn 1000% so với Ethereum [ETH] trong suốt cả năm. XLM đã đạt được thứ hạng cao hơn trên thị trường sau nhiều tháng ổn định ở vị trí thứ 8. Điều này rõ ràng cho thấy sự tiến bộ tích cực và đảm bảo rằng đồng tiền vẫn đang chạy trong cuộc đua.