hotline1 0942 49 49 46
chatface

Maker là gì ? tìm hiểu về MRK.

Thứ 7 | 14/07/2018 - Lượt xem: 1150
 


Maker là gì?

Maker, hay còn gọi là Maker Dai, là một đồng tiền thuật toán với mong muốn trở thành đồng tiền ổn định như Tether. Maker là một nền tảng hợp đồng thông minh có thể kiểm soán và bán Dai. Với tính chất phi tập trung và không tin cậy, nền tảng Maker làm ổn định giá trị của Dai ở mức 1 USD bằng cách sử dụng cơ chế thị trường bên ngoài và thúc đẩy kinh tế.

Loại bỏ sự cần thiết của tổ chức tập trunug và rắc rối về bên kiểm toán thứ ba, Maker đem đến một hệ thống tiền tệ minh bạch ổn định có thể được kiểm tra toàn diện trên hệ thống blockchain Ethereum.

 

Đội ngũ sáng lập Maker là ai?

Được lên ý tưởng từ ba năm trước, MakerDao đã nhanh chóng phát triển từ một nhóm nhỏ trở thành một nhóm với hơn 35 thành viên. Maker Dao được dẫn dắt bởi Rune Christensen, CEO và Founder.

 

Description: Rune Christensen

 

Hệ thống “Coin kép” của Maker

Nền tảng Maker có 2 đồng tiền thuật toán: Markercoin (MKR) và Dai (DAI)

  • Markercoin: Là một token biến động về giá được sử dụng để quản lý nền tảng Maker
  • Dai: là một đồng tiền thuật toán ổn định và phù hợp để thực hiện thanh toán, tiết kiệm hoặc ký quỹ

 

So sánh Dai và Tether

  • Các điểm giống nhau:

 

  • Giá: cả hai đều có giá trị xoay quanh mức 1 USD

 

  • Loại tài sản: Cả hai đều là tài sản ký quỹ

 

  • Khả năng khai thác: Cả hai đều là tiền thuật toán không thể khai thác

 

  • Các điểm khác nhau:

 

  • Tài sản ký quỹ: Tether được quy chiếu bởi số lượng USD tiền mặt lưu trữ trong ngân hàng được kiểm toán trong khi Dai được quy chiếu bởi hệ thống ký quỹ trên hợp đồng thông minh Ethereum

 

  • Sự ổn định giá: Giá của Tether được quyết định hoàn toàn từ khả năng của người nắm giữ để giao dịch 1 Tether cho 1 USD. Giá của Dai được ổn định ở mức 1 USD bằng cách sử dụng các yếu tố thị trường bên ngoài như vị trí nợ được ký quỹ (CDPs – Collateralized Debt Positions), cơ chế phản hồi tự động và thúc đây kinh tế bên ngoài.

 

  • Blockchain: Tether được phát hành trên blockchain của Bitcoin thông qua giao thức Omni Layer trong khi Dai được phát hành trên nền tảng blockchain của Ethereum

 

  • Tính phi tập trung: Tether về cơ bản là tập trung bởi nó chỉ có thể được tạo ra hoặc bị phá hủy bởi công ty Tether Limited. Mặt khác, Dai có tính phi tập trung hơn vì Dai chỉ có thể được tạo ra và bị phá hủy bởi những người dùng cá nhân

Các chức năng chủ yếu của MKR

MKR có ba vai trò chính trên nền tảng Maker:

  1. Token tính năng

Bạn chỉ có thể sử dụng MKR để thanh toán các phí phát sinh trên CDPs để tạo ra Dai trên hệ thống Maker. Khi bạn thanh toán các phí, MKR sẽ bị “đốt” hoặc loại bỏ khỏi lượng lưu thông. Lượng lưu thông của MKR sẽ giảm khi MKR bị đốt. Nếu nhu cầu sử dụng Dai và CDPs tăng, nhu cầu sử dụng MKR cũng sẽ được tăng lên.

  1. Token quản lý

Những người nắm giữ MKR sử dụng token để bỏ phiếu cho việc quản lý rủi ro và logistics trong hệ thống Maker. Quy trình bỏ phiếu của Maker được thực hiện thông qua các lượt bỏ phiếu chấp thuận liên tục.

Bỏ phiếu chấp thuận liên tục: Mỗi người nắm giữ MKR đều có thể bỏ phiếu cho bất kì số lượng đề xuất với lượng MKR mà họ đang nắm giữ. Bất kì holder MKR nào cũng có thể đưa ra một đề xuất mới. Những người bỏ phiếu có thể rút hoặc gộp số phiếu đối với bất kì lời đề xuất nào tại bất kì thời điểm nào. Đề xuất nào có lượng phiếu bầu lớn nhất từ các holder của MKR sẽ trở thành “đề xuất hàng đầu” và có thể được kích hoạt để bổ sung vào các thay đổi về thông số rủi ro trên hệ thống

  1. Nguồn tái cấp vốn

Nếu các bộ phận của danh mục tài sản thế chấp trở nên không đảm bảo, thì hệ thống Maker sẽ tự động tạo các token MKR mới và bán chúng trên thị trường. Điều này ngay lập tức tăng nguồn tiền để bù đắp sự thiếu hụt của giá trị trong hệ thống và khôi phục lại toàn bộ hệ thống Maker từ tình trạng mất khả năng thanh toán. Việc quản lý kém sẽ dẫn đến giá trị của tất cả các token MKR bị suy giảm. Điều này tạo ra một hệ thống phạt để cân bằng lợi ích của các người bỏ phiếu với lợi ích của toàn bộ hệ thống Maker.

Hệ thống Maker hoạt động như thế nào?

Đối với người dùng tương tác với Hệ thống Maker, đầu tiên họ phải tạo ra vị trí nợ được ký quỹ.

  1. Vị trí nợ được ký quỹ

Để tạo ra Dai trên nền tảng Maker, người dùng phải sử dụng đòn bẩy Ethereum của họ trong các hợp đồng thông minh đặc biệt của Maker, được gọi là Vị trí nợ được ký quỹ (CDPs). Mặc dù CDPs tạo ra Dai để người dùng sử dụng, chúng cũng sinh ra lãi qua thời gian như “Phí ổn định”.

Hiện tại, Pooled Ether (PETH) là loại ký quỹ duy nhất được chấp nhận trên Nền tảng Maker. Để nhận được Dai từ CDP, trước tiên người dùng phải chuyển đổi ETH sang PETH.

  • Người dùng tương tác với CDP qua 4 giai đoạn cơ bản

 

  • Tạo CDP: Đầu tiên, người dùng gửi một giao dịch đến Maker để tạo CDP. Sau đó, người dùng phải gửi PETH của họ để ký quỹ vào CDP.

 

  • Tạo Dai: Sau đó, người dùng gửi giao dịch với số lượng Dai xác định mà họ mong muốn từ CDP. Khi người dùng nhận Dai, một số lượng tương ứng của số nợ trong PETH sẽ được khóa lại trong hợp đồng thông minh. Người dùng không thể truy cập vào số tiền ký quỹ đã bị khóa này cho đến khi toàn bộ lượng Dai nợ được thanh toán.

 

  • Hòa giải nợ: Để nhận lại lượng tiền ký quỹ, người dùng phải thanh toán lại toàn bộ nợ trong CDP cùng với khoản “Phí ổn định” về cơ bản hoạt động như lãi suất cho khoản nợ chưa thanh toán. Phí ổn định phải được thanh toán bằng MKR trong khi toàn bộ khoản nợ chỉ có thể được hoàn trả bằng Dai.

 

  • Rút tiền ký quỹ: Sau khi toàn bộ khoản nợ và phí ổn định của người dùng được thanh toán, người dùng có thể lấy lại lượng tiền ký quỹ bằng cách gửi một giao dịch đến Maker.

 

  1. Các thông số rủi ro của CDPs

Các holder MKR bỏ phiếu theo bốn thông số rủi ro chính của CDPs để đảm bảo tính ổn định của Hệ thống Maker

  • Nợ trần: Lượng tiền tối đa của khoản nợ có thể được tạo ra bằng một loại CDP.

 

  • Tỉ lệ thanh toán: Tỉ lệ nợ ký quỹ đến hạn CDP cần thanh toán

 

  • Phí ổn định: Phí bổ sung được tính theo tỉ suất lợi nhuận hàng năm trên khoản nợ dài hạn của CDP.

 

  • Tỉ lệ phạt: Tỉ lệ đối với số tiền tối đa mà Dai có thể được tăng lên từ sự kiện thanh toán

Các yếu tổ rủi ro của nền tảng Maker

Không có nền tảng nào là hoàn hảo. Maker đưa ra các yếu tố rủi ro lớn nhất trong việc thực hiện nền tảng của họ. Họ cũng liệt kê các hành động cần thiết để làm giảm nhẹ các yếu tố rủi ro này

  • Cuộc tấn công hack nguy hiểm: Nếu việc triển khai các hợp đồng thông minh có bất kì điểm yếu nào, những người lập trình nguy hiểm có thể có gắng khai thác điểm yếu này để cướp đi lượng tiền kí quỹ từ Nền tảng Maker.

 

  • Sự kiện Black Swan: Nếu Ethereum bị tấn công, sụp đổ ngoài mong đợi, hệ thống Maker có thể không còn khả năng duy trì kiểm soát giá của các tài sản hệ thống.

 

  • Cạnh tranh: Hoàn toàn phi tập trung, Hệ thống tiền tệ ổn định Dai cực kì phức tạp. Maker lo sợ rằng thị trường có thể quyết định sử dụng tài sản số đơn giản hơn và tập trung.

 

  • Các thị trường bất ổn: Thị trường bất ổn tác động trong một thời gian đủ dài có thể khiến cho người dùng Maker mất đi niềm tin vào sự ổn định và tính thanh khoản của hệ thống.

 

  • Đội ngũ Maker thất bại: Đội ngũ quản lý Maker hoàn toàn nhận ra những hậu quả bất lợi có thể xảy ra do lỗi của con người hoặc không có sự chuẩn bị tốt trong mọi tình huống.

Tìm hiểu thêm thông tin về Maker tại:

Website: https://makerdao.com/

Twitter: https://twitter.com/MakerDAO

Medium Blog: https://medium.com/@MakerDAO

Reddit: https://www.reddit.com/r/MakerDAO/

 

 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Thứ 5 | 14/06/2018 - Lượt xem: 573
NAGA là một cryptocurrency công bố vào đầu tháng mười một năm 2017. NAGA đang được phát triển bởi NAGA Group AG, một công ty fintech của Đức có trụ sở tại Hamburg. Mục tiêu của công ty là làm cho các giao dịch chứng khoán và hàng hóa ảo an toàn hơn và dễ tiếp cận cho mọi người. Để thực hiện điều này, NAGA sẽ khởi chạy cryptocurrency NAGA Coin (NGC).
Thứ 6 | 15/06/2018 - Lượt xem: 530

CPChain (viết tắt là CPC) là một cơ sở hạ tầng phân phối mới cho Internet of Things (IoT) thế hệ kế tiếp. CPChain dự định xây dựng một nền tảng dữ liệu cơ bản cho hệ thống IoT kết hợp với lưu trữ phân tán, tính toán mã hóa và công nghệ blockchain, cung cấp giải pháp toàn bộ quá trình từ việc thu thập dữ liệu, lưu trữ, chia sẻ ứng dụng. CPChain là một giải pháp đầy hứa hẹn cho một loạt các thách thức của "kiến trúc ống khói" hiện tại của các hệ thống IoT, giảm chi phí kết nối của thiết bị, bảo vệ sự riêng tư của dữ liệu và tối đa hóa giá trị của dữ liệu IoT.

Thứ 6 | 27/07/2018 - Lượt xem: 744

Tính năng mã bí mật hoạt động như một dấu hiệu cho nền tảng Hshare. Nền tảng được thiết kế để hoạt động như một sidechain cho blockchains block-based và blockless. Hshare coin cũng là một tàu sân bay giá trị với thông tin giữa các hệ sinh thái khác nhau.

 

Thứ 3 | 24/07/2018 - Lượt xem: 583
Populous (PPT) Là một nền tảng kinh doanh tài chính hóa đơn toàn cầu xây dựng trên blockchain Ethereum. Hóa đơn tài chính là một hình thức tài trợ tiền mặt gắn liền với các hóa đơn có giá trị. Chủ doanh nghiệp cho phép người mua hóa đơn mua các hóa đơn với các  mức chiết khấu, có giá trị trong tương lai. Khi hóa đơn được người nợ thanh toán người mua hóa đơn nhận được số tiền đã thuận thuận khi mua trước đó.
Thứ 2 | 11/06/2018 - Lượt xem: 734
ZClassic là một cryptocurrency trong đó ưu tiên sự riêng tư của người gửi, người nhận và số tiền gửi trong mọi giao dịch. Altcoin có mã là ZCL là một sản phẩm của đợt chia tách từ Zcash. Mặc dù Zclassic sử dụng cùng một mã nguồn như Zcash coin, nhưng nó không cấp quyền truy cập cho các cá nhân cụ thể.
Chia sẻ bạn bè
Tin mới nhất
Cá khô dứa
Cá khô dứa : " 3 con cào cào " một nắng cực ngon