Diễn đàn Blockchain Việt Nam - Phần 1
Diễn đàn Blockchain Việt Nam - Phần 2
08h00- 14/06/2018
Hàng trăm khách mời có mặt trước giờ khai mạc
Theo lịch trình, sự kiện mở màn lúc 8h. Ngay từ 7h30, sảnh hành lang nơi trước khán phòng diễn ra sự kiện đã chật kín khách.
Với chủ đề "Tầm nhìn và Xu hướng phát triển, Blockchain Forum 2018 là diễn đàn về Blockchain đầu tiên kết nối trực tiếp các đơn vị phát triển blockchain, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ với các cơ quan quản lý để đưa ra được những đề xuất, kiến nghị pháp lý dành cho công nghệ trong thời gian tới.
Blockchain Forum 2018 sẽ kéo dài 4 giờ, gồm 3 phiên thảo luận. Trong phiên thứ nhất, các chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ cùng bàn về xu hướng phát triển blockchain toàn cầu và cách công nghệ này tác động đến thế giới. Điều phối phiên này là ông Cris D. Tran - Giám đốc Điều hành QRC Group.
Sang phiên hai, ông Đỗ Văn Long - Giám đốc vùng của Infinity Blockchain Labs sẽ trình bày tham luận về "Tình hình phát triển công nghệ blockchain tại Việt Nam". Sau đó, các diễn giả là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực blockchain sẽ cùng đưa ra cơ hội và thách thức khi ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam.
Cuối chương trình, ông Manfred Otto - Luật sư Cấp cao của Duane Morris Việt Nam sẽ đưa ra kiến nghị xây dựng hành lang pháp lý cho blockchain tại Việt Nam. Bên cạnh đó, 7 chuyên gia sẽ cùng thảo luận về cách đẩy mạnh phát triển công nghệ blockchain.
Diễn đàn do VnExpress tổ chức phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, có sự đồng hành của đối tác chiến lược Infinity Blockchain Labs cùng các nhà phát triển công nghệ blockchain Achain và TomoChain, BigBom, ZeroBank.
08h20-14/06/2018
"Đây được xem là Diễn đàn chính thức của các nhà làm chính sách, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp để cùng nhau đưa ra những kiến nghị, hoàn thiện chính sách cho Blockchain", ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định khi phát biểu khai mạc Diễn đàn Blockchain 2018.
Điểm lại các cuộc cách mạng diễn ra trong lịch sử, ông Bình nhấn mạnh thế giới hiện đại trong sống trong cuộc cách mạng thứ 4 - làm thay đổi căn bản nền sản xuất thế giới; thay đổi phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất. Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động lên hệ thống chính trị thế giới, trong đó, công nghệ blockchain (công nghệ chuỗi khối) được dự đoán sẽ dẫn dắt công nghệ tương lai.Với đặc tính phi tập trung, độ bảo mật cao, đây là công nghệ mang tính cách mạng ứng dụng trong nhiều ngành. Với tiềm năng lớn của công nghệ này, nhiều quốc gia đã nghiên cứu ban hành chính sách để thúc đẩy phát triển.
Không nằm ngoài xu thế, Việt Nam cần theo dõi khuyến khích, để đưa ra chính sách pháp luật nhằm thiểu rủi ro tiềm ẩn. Sự kiện ngày hôm nay do Bộ Khoa học - Công nghệ và báo VnExpress tổ chức hôm nay được đánh giá đúng thời điểm với những thảo luận nghiêm túc, chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia quốc tế, ý kiến của doanh nghiệp.
Diễn đàn hôm nay được xem là sự kiện đầu tiên tại Việt Nam có sự tham gia của nhiều đối tác, đại diện các Chính phủ trong khu vực, các nhà sáng lập, tư vấn, và các doanh nghiệp Việt Nam Đây là diễn đàn cần thiết cho các nhà làm chính sách nhằm kết nối để thảo luận đưa ra những đề xuất kiến nghị liên quan đến blockchain trong thời gian tới.
Nối tiếp bài phát biểu khai mạc diễn đàn, Trưởng ban Kinh tế Trung ương mong muốn các chuyên gia, nhà quản lý tham gia chương trình có thể cùng nhau chia sẻ về blockchain, chỉ ra những ưu thế của công nghệ này đồng thời đưa ra những ý kiến để tận dụng tối đa những ưu thế của công nghệ này tại Việt Nam. Những ý kiến cởi mở trong diễn đàn này sẽ là cơ sở để Chính phủ, cơ quan nhà nước có thể đưa ra những chính sách kịp thời để phát triển công nghệ blockchain. Ông Bình cũng kỳ vọng, diễn đàn Blockchain sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm để mọi người có thể tìm hiểu và phát triển công nghệ chuỗi khối.
08h28-14/06/2018
Phiên 1: Xu hướng phát triển công nghệ Blockchain toàn cầu
Người điều phối - ông Cris D. Trần - Giám đốc QRC Group gửi lời hỏi thăm đến toàn khán giả phía dưới hội trường. Ông mở đầu phiên một bằng ví dụ gần gũi, gắn liền với thực tế giúp mọi người hiểu rõ hơn về công nghệ Blockchain.
Ví dụ xoay quanh câu chuyện giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân. Thông thường, trước khi kết hôn, một trong những việc đầu tiên phải làm là có giấy xác nhận độc thân. Trong trường hợp anh A quê ở Hà Nội, chị B quê ở Nha Trang, cả hai đều đang công tác tại TP HCM. Khi muốn lập gia đình tại TP HCM, họ phải về quê để xin xác nhận tình trạng độc thân, vì chỉ địa phương mới làm được điều đó. Sự quản lý thông tin tập trung này khiến quá trình xin giấy xác nhận độc thân tốn thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ Blockchain, toàn bộ tình trạng hôn nhân, lý lịch, thông tin cá nhân đều sẽ được đưa lên công nghệ Blockchain - quản lý phi tập trung. Khi thông tin cá nhân được đưa lên Blockchain, thì cặp đôi dù có mặt ở TP HCM, đơn vị chính quyền tại đây cũng có thể kết nối và biết thông tin tình trạng hôn nhân của cả hai. Vì vậy, cặp đôi chỉ cần đến chính quyền tại TP HCM và đăng ký kết hôn. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cũng sẽ được lưu trữ tại công nghệ này. Chưa kể nếu không may tờ giấy mất sẽ không ai chứng nhận, còn nếu có trên Blockchain thì đã được lưu trữ và không ai có quyền thay đổi, tác động thông tin ngoại trừ hai anh chị.
08h32-14/06/2018
Ông Adam Vaziri - Tổng Giám đốc QRC Group
Trong bài tham luận của phiên thứ nhất, ông Adam Vaziri cho biết mình hứng khởi khi nhìn thấy lực lượng đông đảo tham dự diễn đàn hôm nay, trong đó có đại diện của các cơ quan quản lý.
"Bản thân tôi đã làm việc với blockchain trong thời gian dài. Blockchain có nhiều định nghĩ khá phức tạp nhưng tôi sẽ đưa ra định nghĩa đơn giản hơn. Đầu tiên, blockchain là một cuốn sổ cái mở và phân tán thông tin. Trước đây, chúng ta có một đĩa mềm sử dụng excel để lưu trữ thông tin, đây là đĩa mềm đã được dùng cách đây mấy chục năm để lưu trữ thông tin cá thân, con số... và nhiều thông tin khác", Tổng giám đốc QRC Group mô tả lại những cách lưu trữ thông thường.
Theo ông, để có thể chia sẻ thông tin, ta phải gửi và chuyển, vì thế, người khác phải có phần mềm để mở và đọc. Lúc đó, máy tính của họ có thể chỉnh sửa thông tin và họ hoàn toàn có thể tác động vào file. Điều đó không tốt vì có thể sửa thông tin cá nhân, bảo mật. Rồi sau đó chúng ta sẽ có file Google sheet, là một bước tiến so với file bình thường.
"Nếu chúng ta lưu trữ thông tin trên Google và Google biến mất, hay không hoạt động thì toàn bộ thông tin, dữ liệu sẽ biến mất. Chúng ta không có server vĩnh viễn để lưu trữ thông tin", ông nói tiếp.
Trong khi đó, blockchain cho phép người dùng được kiểm soát thông tin. Mỗi máy tính là một máy chủ, mỗi máy chủ sẽ lưu trữ cùng số lượng và nội dung thông tin, phân tán trên nhiều máy chủ, chứ không chỉ tập trung ở một máy. Như vậy, nó có thể coi như nhiều file excel khác nhau nhưng được đồng bộ hóa và lưu trữ thông tin.
Blockchain mang tính cách mạng vì thông tin được lưu trữ trên nhiều máy, nếu một máy bị ảnh hưởng thì các thông tin vẫn được lưu giữ trên các máy khác và chúng ta không bị mất dữ liệu.
Tiếp đó, ông Vaziri giải thích về tiền thuật toán. Đây là ứng dụng đầu tiên của blockchain, không cần xác thực bởi bên thứ 3. Theo đó, thông tin trên bitcoin đã được lưu trữ cẩn thận. "Nói đến bitcoin nói đến sự cân đối, được lưu trữ trên blockchain, lưu trữ trên nhiều máy nhưng nội dung thông tin như nhau và không thể tùy ý thay đổi thông tin này", ông nói.
Theo ông Adam Vaziri, mọi người không thể thay đổi thông tin trên blockchain vì những dữ liệu này được lưu trữ ở hàng nghìn máy tính khác nhau. Để thay đổi thông tin, họ cần sự đồng thuận của hàng nghìn người sử dụng nên việc ứng dụng công nghệ blockchain đảm bảo tính bảo mật, không ai có thể thay đổi được. Hiện nay, blockchain được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, y tế...
Theo ông, đây là lần đầu tiên trong lịch sử con người không thể thay đổi thông tin nhờ ứng dụng công nghệ blockchain. Mọi người có thể tiết kiệm tối đa chi phí, lên tới 30 - 50% nhờ sự minh bạch ở cả cấp độ sản phẩm và sản xuất tập trung, khả năng kiểm toán của các giao dịch tài chính được minh bạch.
Trên thế giới, nhiều nước đã có chính sách để thu hút nguồn vốn và trở thành quốc gia mở cửa cho nguồn tiền thuật toán. Bởi vậy, theo ông, để có thể ứng dụng công nghệ này, mỗi quốc gia cần đưa các chính sách cởi mở để ứng dụng và phát triển công nghệ này.
Ông Adam Vaziri cho hay, hiện các quốc gia phát triển trên thế giới thừa nhận công nghệ mới này như Nhật Bản, Mỹ... với sự điều tiết, hành lang pháp lý cụ thể, bởi họ xác định đây là yếu tố rất quan trọng để tạo ra môi trường bền vững của bất kỳ công nghệ nào.Thông thường khung thời gian để mỗi quốc gia ứng dụng công nghệ mới từ 2 đến 5 năm, thậm chí có thể hơn.
Có nhiều quốc gia đã ứng dụng blockchain vào điều hành kinh tế xã hội, trong đó Estonia được ghi nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa công nghệ này vận hành theo quy mô nhà nước. Khi mà họ có ý tưởng, hiểu được tính ưu việt của công nghệ, họ đã xây dựng được hệ sinh thái cho các dịch vụ công trên nền tảng này như định danh điện tử, tòa án điện tử, cảnh sát điện tử....
08h47-14/06/2018
Phiên đối thoại đầu tiên: Công nghệ Blockchain đang thay đổi thế giới như thế nào?
Dưới sự điều phối của Cris Tran, 5 vị diễn giả đến từ nhiều quốc gia trên thế giới cùng thảo luận về thuận lợi, khó khăn trong quá trình ứng dụng Blockchain vào quốc gia của họ.
Ông Wayne Grixti, làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông minh cho biết, trong 15 năm qua ông làm việc trong lĩnh vực điện toán đám mây, hiện nay là tham mưu tư vấn của lực lượng đặc trách Quốc gia Malta.
"Chúng tôi có những công ty lớn về mã hoá, tập hợp được các nhân tài làm việc trong lĩnh vực này và bảo đảm khi chúng ta kết nối với nhau có thể áp dụng tốt nhất lĩnh vực này. Công nghệ chuỗi khối áp dụng trong tài chính và nhiều lĩnh vực khác như ngân hàng... Nhưng Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng của chúng tôi đưa ra những tầm nhìn xa hơn nữa - muốn trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về chuỗi khối. Vì vậy, chuối khối quốc gia đã được thành lập để thiết kế và tham mưu cho Chính phủ", ông nói.
Lực lượng đặc biệt này sẽ đưa những quy trình, kế hoạch hành động, hy vọng sau khi thảo luận, đề xuất sẽ được xây dựng thành luật pháp.
"Chúng tôi có những khung thời gian cụ thể cho từng bước của những hoạt động này và nhận phản hồi tích cực từ người dân. Chúng tôi cũng tổ chức những cuộc hội thảo tập huấn về lĩnh vực này sau đó mời các công ty, doanh nghiệp, giúp họ nhận được tầm quan trọng của công nghệ chuỗi khối để trở thành những đối tác hàng đầu trên thế giới", ông Grixti nói tiếp.
08h52-14/06/2018
Ông Tong Hsien-Hui - Phó Giám đốc Investments SGInnovate
Tiếp lời vị đại diện đến từ Malta, ông Tong Hsien-Hui đến từ Investments SGInnovate cho biết khi mới làm blockchain, Singapore cũng gặp thất bại, sai lầm nhưng đã dần tìm ra cách sửa sai. "Cách đây 5, 6 năm, blockchain bắt đầu du nhập vào Singapore và chúng tôi phấn khích khi sử dụng vì tính ưu việt của nó. Công nghệ blockchain cũng đã được lồng ghép vào phát triển kinh tế", ông nói.
Tại Singapore, blockchain được nhân rộng nó ra nhiều ngành kinh doanh, lĩnh vực kinh tế khác nhau và tỏ ra thành công ở mọi lĩnh vực. "Bản thân của blockchain và dữ liệu lưu trữ có tính bền vững, ổn định, lâu dài. Tuy nhiên, khi sử dụng, chúng tôi gặp thách thức không nhỏ về công nghệ cũng như kỹ thuật. Chúng tôi phải vừa làm vừa mày mò để xem thách thức này thế nào, phù hợp với Singapore hay không", ông nói.
"Ngay khi sử dụng, chúng tôi thấy công nghệ này rất hấp dẫn, được dùng trong ngành y tế rất nhiều, dùng để lưu trữ bệnh án. Hiện tại, nếu bạn đi khám bệnh ở Sing, chúng ta sẽ được lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng công nghệ blockchain. Toàn bộ thông tin được lưu trữ tuyệt mật. Đó sẽ là một trong những công nghệ lớn chúng tôi sử dụng trong ngành ý tế. Tuy vậy, sau 5 năm ứng dụng, phát triển, chúng tôi thừa nhận rằng mình vẫn đang ở giai đoạn đầu, sơ khai. Chúng tôi vẫn phải tiếp tục hoàn thiện, nhân rộng mô hình này hơn", ông nói thêm.
08h56-14/06/2018
Ông Dane Elliot - Giám đốc Kinh doanh Achain
Vị đại diện của công ty ứng dụng công nghệ Blockchain cho biết trên thế giới, một số người cho rằng tiền mã hóa tiền thuật toán là điều không hợp pháp nhưng nhờ sự đổi mới như blockchain, Chính phủ một số nước đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho blockchain. Và nhiều quốc gia cũng nhận thấy tính ưu việt của công nghệ mới này.
"Tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể tại Trung Quốc. Ở quốc gia này, tiền mã hóa, tiền thuật toán bị cầm nhưng chính phủ lại dành một khoản hỗ trợ không hoàn lại, đầu tư để các công ty phát triển blockchain. Chúng ta cần phân biệt tiền thuật toán, tiền mã hóa với blockchain. Vì blockchain có nhiều ứng dụng hiệu quả chứ không đơn thuần chỉ có tiền mã hóa. Nó cũng giống như công nghệ Internet 2.0, khi mới ra đời, nhiều người chưa chấp nhận nhưng sau một thời gian nó bộc lộ tính ưu việt và được chấp nhận rộng rãi", ông nói.
09h00-14/06/2018
Bà Mastura Ishak - Giám đốc chương trình Blockchain - Tập đoàn Công nghệ Công nghệ cao Malaysia
Chia sẻ về sự phát triển của công nghệ blockchain tại Malaysia, bà Mastura Ishak cho biết, Tập đoàn Công nghệ Công nghệ cao Malaysia được thành lập năm 1993 bởi văn phòng chuyên trách của Chính phủ để phát triển công nghệ. Năm 2016, Chính phủ Malaysia chính thức khởi động chương trình về blockchain và gần đây nhất cũng tổ chức một chương trình về việc ứng dụng công nghệ này.
Theo bà, công nghệ blockchain không chỉ có vai trò quan trọng trong công nghiệp mà còn nhiều lĩnh vực khác. Dù công việc nhiều áp lực nhưng kết quả mà blockchain mang lại hiệu quả. Bà cũng kỳ vọng, đến năm 2019, công ty sẽ phát triển thêm nhiều công nghệ này.
Trước câu hỏi của người điều phối về kinh nghiệm áp dụng blockchain của Malaysia, bà Mastura Ishak cho biết, công nghệ blockchain đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Malaysia đã thúc đẩy các sáng kiến về blockchain và đặt mục tiêu trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Dù lúc đầu, công nghệ này vẫn còn gặp nhiều trở ngại nhưng bà vẫn tin rằng, công nghệ này sẽ được ứng dụng rộng rãi và được người dân đón nhận.
Câu chuyện về ứng dụng blockchain tại Malaysia của bà Mastura Ishak khiến ông Cris D. Tran khá hào hứng khi ông này ngỏ ý bà "gợi ý cho Việt Nam để phát triển công nghệ này thời gian tới". Vị đại diện đến từ Malaysia cho rằng, để nhanh chóng ứng dụng blockchain vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội, Việt Nam cần năng động tham gia cộng đồng quốc tế, nỗ lực tạo cơ hội cho các bên liên quan để có thể xây dựng được hệ sinh thái.
09h07-14/06/2018
Đại diện của Malta - ông Wayne Grixti tiếp tục chia sẻ về một số quy định về luật pháp, hành lang pháp lý trong việc sử dụng Blockchain
Trả lời câu hỏi của ngươi điều phối ông Grixti cho biết Malta mới khởi động quá trình ứng dụng Blockchain vài năm, giờ vẫn đang trong quá trình chuẩn bị hành lang pháp lý. "Chúng tôi cũng thành lập trung tâm về thuế để thu thuế, thanh tra thuế sử dụng công nghệ Blockchain. Sắp tới chúng tôi sẽ tạo cơ chế để hữu quan, doanh nghiệp có thể hợp tác hiệu quả hơn. Chúng tôi cũng mong muốn đưa ra cơ chế thanh tra thuế tốt có sử dụng công nghệ Blockchain", ông Grixti nói.
Tại nước này, đội đặc nhiệm của chính phủ gần như là ban thư ký cố vấn cho chính phủ, đưa ra đề xuất cho chính phủ để đề ra luật, văn bản pháp quy về vận hành hệ thống Blockchain.
"Ngoài ra, không chỉ Blockchain, chúng tôi còn tính tới những công nghệ khác, như trí tuệ ảo, một số về số hoá...", ông nói thêm.
Ông Tong Hsien-Hui
Nói về huy động vốn qua các loại tiền thuật toán (ICO), ông Tong Hsien-Hui cho biết mình làm việc cho Chính phủ của Singapore.
"Ngay lúc đầu, với ICO, chúng tôi chưa có hướng dẫn cụ thể của chính phủ nhưng sau đó, Chính phủ đưa ra hành lang pháp lý rõ ràng với lộ trình trong khoảng 10 - 15 năm sắp tới. Chúng tôi có cơ chế, hướng dẫn, hành lang pháp lý hợp lý để làm thế nào kêu gọi doanh nghiệp hùn vốn đám đông, thu hút sự đầu tư của nước ngoài, tư nhân. Chúng tôi làm những thử nghiệm, thí nghiệm thông số khác nhau để xem hiệu quả hay không. Sau đó, chúng tôi sẽ tìm ra chính sách phù hợp với ICO, với Singapore. Mọi người đều làm rất cẩn trọng vì nếu có một rắc rối, sai lầm xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực của chính chúng tôi", diễn giả nói.
09h12-14/06/2018
Ông Adam Vaziri - Tổng Giám đốc QRC Group
Chủ đề ICO và tiền thuật toán được tiếp tục khi Adam Vaziri chia sẻ về các ngành công nghiệp sẽ ứng dụng mạnh công nghệ blockchain. "Hiện nay, chúng tôi sử dụng hệ thống infinium là phiên bản khác của đồng tiền bitcon, về bản chất, infinium cũng sử dụng sổ cái, thông tin dữ liệu được lưu trên nhiều máy chủ và không thể thay đổi dữ liệu. Tuy nhiên, trên nền tảng của infinium, chúng ta có thể gây quỹ đám đông", ông nói.
"Năm 2015, giá bitcoin giảm mạnh, ngành bitcoin và công nghệ của bitcoin phải có chiến dịch để gây quỹ đám đông, Như vậy, chúng ta có thể kết hợp infinium và ICO. Thực tế, blockchain đã được ứng dụng trên thế giới, chúng ta gây quỹ hàng tỷ đô ở khắp nơi. Chúng ta có nhiều chiếc dịch để thực hiện điều này. Ngoài ra, chúng ta cần có cơ chế tài trợ. Nếu không gây đủ nguồn vốn mong muốn, ta không thể thực hiện dự án. Do đó, cần sử dụng nền tảng của blockchain để huy động vốn, gây quỹ", ông nói tiếp. Theo ông, cần xác định ai là người đầu tư vào nền tảng blockchain, xác định danh tính, công nghệ mà họ sử dụng… Những yếu tố này làm nền tảng để gây quỹ đám đông.
Ông dẫn lại kinh nghiệm của Malta để chứng minh blockchain đã được áp dụng vào các ngành thanh tra thuế, thu thuế, tài chính ngân hàng và đạt hiệu quả cao.
Người Việt Nam có nhiều khả năng phát triển công nghệ Blockchain
Nói về việc phát triển blockchain tại Việt Nam, ông Adam Vaziri cho rằng, người Việt rất thông minh, cần cù. Các doanh nghiệp Mỹ cũng đánh giá cao nguồn nhân sự của Việt Nam và sẵn sàng trả mức lương cao để thu hút nhân tài.
Do đó, để ứng dụng công nghệ này, trước hết, các cán bộ phụ trách cần tìm hiểu về tính ưu việt của công nghệ này. Ngoài ra, các nhà làm chính sách cùng cần có cơ chế cởi mở để thu hút vốn đầu tư.
Trước câu hỏi của điều phối viên về công nghệ nào phù hợp với Việt Nam, ông Adam Vaziri cho biết, chúng ta đang xem xét ở 4 lăng kính khác nhau. Trước hết, cần đánh giá năng lực của người tham gia vào blockchain. Khi khởi động dự án đầu tiên, chúng ta có thể tiến hành các khóa đào tạo cho sinh viên đại học và cấp chứng chỉ về blockchain. Đó là một trong những cách để tạo ra hệ sinh thái ban đầu của công nghệ này.
Ngoài ra, vấn đề về mặt kỹ thuật cũng quan trọng. Chúng ta cần tạo ra không gian cho các startup để họ trao đổi thông tin với nhau. Đó là những cách để tạo ra hệ sinh thái blockchain.
09h20-14/06/2018
Trả lời câu hỏi "Lĩnh vực nào tại Việt Nam có thể sử dụng công nghệ chuỗi khối?" từ người điều phối, dẫn từ kinh nghiệm Singapore, ông Tong Hsien-Hui - Phó Giám đốc Investments SGInnovate cho rằng ngân hàng, y tế là hai lĩnh vực Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng đầu tiên.
Theo vị này trong giai đoạn đầu, không nhất thiết thay thế toàn bộ công nghệ cũ nhưng có thể sử dụng blockchain để phục vụ việc trích xuất các thông tin cần thiết. Để phát triển công nghệ này cần có nhân tài.
"Việt có rất nhiều nhân tài, đây là mảnh đất màu mỡ để các bạn phát triển công nghệ này và tôi hoàn toàn tin tưởng điều này", Phó giám đốc Investments SGInnovate bày tỏ.
09h23-14/06/2018
Nhận được câu hỏi từ điều phối Cris D. Trần: "Các anh có cơ sở hạ tầng nhất định cho công nghệ chuỗi khối. Vậy anh nhìn nhận thế nào nền về kinh tế tiền mã hoá?", ông Dane Elliot - Giám đốc Kinh doanh Achain cho biết: "Chúng tôi có những chuỗi khối công cộng, phát triển những hợp đồng thông minh theo phương thức phi tập trung để giao dịch bằng tiền mã hoá. Tôi tin hợp đồng thông minh sẽ phổ biến và chúng tôi rất nghiêm túc khi thực hiện điều đó".
Ông Elliot dẫn chứng, giống như cái máy tính, 40 năm trước đây, chúng ta chỉ sử dụng nó vào những tính toán đơn thuần, công việc đơn thuần. Sau đó, máy tính lại phát triển rất nhanh chóng tác động tới mọi mặt trong cuộc sống. Công nghệ chuỗi khối cũng tương tự.
Hay như 20 năm trước đây, chúng ta đi đến văn phòng và chỉ có một máy tính. Mọi người phải chia nhau dùng, thậm chí rất nhiều người còn chưa thể khai thác hết tính năng của máy tính. Blockchain hiện tại cũng vậy, chúng ta có nhiều ứng dụng về công nghệ chuỗi khối, đơn cử bảo hiểm y tế...
"Tiền mã hoá sẽ là viễn cảnh, tầm nhìn vì nó an toàn, không có nguy cơ gì, đặc biệt, Nhật Bản cũng đã sử dụng và đề xuất về những sáng kiến này. Chúng ta đang sống trong thế giới nhiều thay đổi có những cách tiếp cận mới, chúng ta hoàn toàn có thể có cách tiếp cận nền kinh tế mã hoá trong tương lai", ông nhấn mạnh.
09h27-14/06/2018
Câu hỏi cuối cùng của phiên một: Anh, chị có ủng hộ sự phát triển của nền công nghiệp, sự tham gia, phát triển công nghệ khối, tiền mã hóa của Việt Nam hay không?
Trả lời câu hỏi này, bà Mastura Ishak nói: "Chắc chắn là tôi sẽ ủng hộ và tham gia. Chúng tôi luôn coi Việt Nam là bạn và mong muốn tham gia vào hoạt động, cụ thể là blockchain Việt Nam".
Ông Dane Elliott cũng khẳng định chắc chắn tham gia tích cực vì đây là thị trường tuyệt vời. "Khi chúng ta nhìn vào các quốc gia khác trên thế giới, họ luôn tìm kiếm tinh thần làm kinh doanh, tinh thần doanh nghiệp và năng lực cũng là yếu tố quan trọng. Tôi nghĩ là tôi sẽ lôi kéo những người khác tham gia", diễn giả nói.
Ông Tong Hsien-Hui trả lời: "Tôi nghĩ có nhiều cơ hội giúp cho chúng ta cùng làm việc với nhau. Tôi mong muốn đưa các đồng nghiệp, nhóm làm việc của tôi tới Việt Nam vì các bạn rất thông minh chịu khó. Việt Nam cũng có rất nhiều nhân tài".
Tương tự, ông Wayne Grixti cho biết rất muốn chia sẻ với Việt Nam vì Malta là nước đi trước. "Tôi sẽ ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm cũng như đào tạo những người muốn tham gia".
Ông Adam Vaziri nói đùa: "Mọi người đều nói có nên tôi không thể nói không được rồi". Ông khẳng đinh sẽ giúp Việt Nam tạo dựng được nền tảng chuẩn đối với ICO, trong ngành y tế, dịch vụ… để Việt Nam có thể đạt được tiêu chuẩn quốc tế khi sử sử dụng blockchain. "Nhiều người quan ngại về sự rủi ro nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ tìm ra cách để giảm thiểu được điều đó", diễn giả cho biết.
Ông Cris D. Trần cảm ơn những chia sẻ, kinh nghiệm của các chuyên gia tham dự phiên thảo luận đầu tiên tại diễn đàn. Diễn đàn tạm nghỉ trong ít phút trước khi bắt đầu vào phiên thứ hai "Tổng quan tình hình phát triển công nghệ Blockchain tại Việt Nam".
09h59-14/06/2018
Phiên 2: Tổng quan tình hình phát triển công nghệ blockchain tại Việt Nam
Sau 15 phút giải lao, các chuyên gia, doanh nghiệp và khách mời trở lại hội trường để tiếp tục phiên hai với chủ đề "Tổng quan tình hình phát triển công nghệ blockchain tại Việt Nam".
Mở đầu phiên hai, ông Đỗ Văn Long - Giám đốc vùng Infinity Blockchain Labs chia sẻ nghiên cứu tổng quát về công nghệ blockchain tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ.
Với kinh nghiệm 5 năm nghiên cứu và phát triển blockchain tại Việt Nam, ông Long cho biết, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ 4. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta cũng bắt đầu có cái nhìn cởi mở hơn về công nghệ này. Ông Long cho biết, nếu trí tuệ nhân tạo được xem là bộ óc của con người, IoT giúp kết nối vạn vật thì blockchain cho phép kết nối mọi người và cho phép giao tiếp thông minh.
"Blockchain vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Google đang kỳ vọng, trong hai năm tới, công nghệ blockchain sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực", ông Long nói.
Tại Việt Nam, trong 2 năm qua, khi đi truyền tải về công nghê, ông Long cũng gặp nhiều khó khăn bởi người Việt chưa nhìn nhận đúng về công nghệ blockchain. Nhiều người vẫn nhầm tưởng các loại tiền mã hóa như Bitcoin là blockchain nhưng ông Long khẳng định lại, đây chỉ là một ứng dụng của công nghệ blockchain. Dù còn gặp nhiều khó khăn, ông cũng may mắn nhận được sự đồng thuận của nhiều cơ quan, ban ngành.
Ông Long khẳng định, blockchain không phải là công nghệ mới mà chỉ tổng hợp những phát kiến trong lĩnh vực công nghệ dựa trên sự chia sẻ của cộng đồng. Để thay đổi và xóa dữ liệu, họ phải có sự đồng thuận của số đông. Blockchain đóng vai trò hỗ trợ hệ thống hạ tầng, minh bạch hóa thông tin.
10h05-14/06/2018
Lấy ví dụ từ Uber, ông Đỗ Văn Long cho rằng, nếu giao dịch giữa các tài xế và Uber sử dụng nền tảng blockchain thì mọi thông tin sẽ minh bạch, việc quản lý của cơ quan chức năng sẽ dễ dàng hơn.
Lúc này, theo ông Long, câu chuyện là làm thế nào để có khung pháp lý phù hợp cho công nghệ mới này, từ kinh nghiệm của mình, vị này cho rằng mấu chốt chính là giáo dục và đào tạo. "Khi những người lãnh đạo doanh nghiệp đang nắm chiến lược phát triển hiểu được bản chất công nghệ thì mới có thể đưa ra chính sách phát triển rõ ràng", Giám đốc vùng Infinity Blockchain Labs cho hay.
Là công ty mới trong ngành này, trong 2 năm qua ông Long và cộng sự đã đến các doanh nghiệp chia sẻ các kiến thức giúp họ phát triển các nghiên cứu thí điểm nhằm vẽ ra bức tranh rõ ràng nhất của blockchain không chỉ trong ngành tài chính, ngân hàng mà còn nhiều lĩnh vực khác tại Việt Nam.
Infinity Blockchain Labs cho biết đang liên kết với nhiều đại học tại Việt Nam trong đó có Đại học Bách Khoa TP HCM, Đại học Bách khoa Đà Nẵng để xây dựng các phòng labs, với hơn 1.000 học viên gồm những người lập trình và các nhà quản lý.
Để đưa công nghệ này đến rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội, đơn vị này cũng tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam. Tháng 6 vừa qua Chi hội blockchain đã thành lập (do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam bảo trợ). Ông Long kỳ vọng, điều này sẽ giúp các kiến thức về công nghệ mới sẽ đến được với đông đảo người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý.
"Chúng tôi có làm việc với một doanh nghiệp xoài, công nghệ blockchain giúp họ tiết kiệm khá nhiều chi phí, trong đó có thêm lớp quản trị thông tin, lưu trữ mọi khâu từ khi trồng đến thu hoạch chế biến. Người dùng sẽ dùng điện thoại thông minh có thể kiểm tra để biết mọi dữ liệu thậm chí mức độ chua của xoài ra sao, nên ăn hay không", ông Long dẫn ví dụ.
10h19-14/06/2018
Phiên thảo luận thứ hai - Dự án cụ thể của các doanh nghiệp: Blockchain có thể triệt tiêu tiêu cực trong ngành ngân hàng
Dưới sự điều phối của bà Tuyết Anh, nhà báo của VnExpress, 6 diễn giả là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Blockchain chia sẻ về việc họ đang ứng dụng công nghệ này như thế nào.
Ông Đặng Minh Tuấn - Giám đốc trung tâm nghiên cứu blockchain QNET cho biết doanh nghiệp này đang xây dựng dự án quản lý hồ sơ vay thế chấp. Kết quả có thể ứng dụng cho các ngân hàng.
Gần đây, các tiêu cực trong ngành ngân hàng như khách hàng mất trăm tỷ đồng hoặc hồ sơ của khách thế chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau. Khi xây dựng hồ sơ thế chấp vay ngân hàng, chúng tôi đảm bảo được hồ sơ này là duy nhất, không ai có thể thay đổi, sửa chữa, kể cả nhân viên ngân hàng. Đặc tính của blockchain là sự minh bạch, không thể can thiệp, triệt tiêu được tiêu cực. Điều này dẫn tới sẽ không còn chuyện một hồ sơ có thể thế chấp ở nhiều ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng không thể đổi hồ sơ để rút tiền. Ngoai ra, nó có thể ứng dụng trong các văn bản, các hồ sơ ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
"Hiện nay, tôi là Phó chủ tịch của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, chúng tôi đang hình thành dự án mới và sẽ ra mắt sớm trong thời gian tới. Tôi hy vọng nó có thể áp dụng và giảm thiểu tiêu cực từ khách hàng cũng như trong việc quản lý của ngân hàng", diễn giả cho biết.
'95% khách hàng là quốc tế, 90% kỹ sư là người Việt'
Nhận được câu hỏi "chia sẻ về những dự án cụ thể của các doanh nghiệp ứng dụng blockchain" từ người điều phối, ông Vương Quang Long - Sáng lập và Giám đốc của Tomochain cho biết, Tomochain là công ty về công nghệ và sản phẩm, phát triển nền tảng blockchain phân tán với những tính năng cải tiến về tốc độ, chi phí giao dịch thấp hơn.
Vị diễn giả cho biết, nền tảng blockchain phân tán là nền tảng tiếp theo của điện toán đám mây. Nó sẽ có nhiều tính ưu việt như an toàn hơn, bảo mật tốt hơn. Đây cũng chính là điều Tomochain đang muốn làm.
"Một trong những cái chúng tôi tự hào là xây dựng sản phẩm mang tính quốc tế cao. Cộng đồng Tomochain 95% là quốc tế, chỉ có 5% là Việt Nam. Tuy nhiên, 90% đội ngũ kỹ sư xuất phát từ Việt Nam. Đây là động lực để chúng tôi tự tin mang trí tuệ người việt cạnh tranh bình đẳng với thế giới", ông Long nói.
Chia sẻ về những ứng dụng cụ thể từ blockchain, vị diễn giả cho biết: "Hiện nay, chúng tôi làm việc với nhiều đối tác khác nhau và xây dựng những ứng dụng cụ thể, đơn cử Bigbom trong lĩnh vực quảng cáo, hay lĩnh vực nông sản, chuỗi cung ứng truy xuất nguồn gốc cho thực phẩm...
Cùng chủ đề chia sẻ về mô hình của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Vững - Đồng sáng lập và Giám đốc Bigbom cho biết khi phát triển doanh nghiệp, chúng tôi hướng tới nước ngoài nhưng cũng muốn đóng góp các giải pháp phát triển tại Việt Nam. Và tôi đã gặp không ít khó khăn khi thực hiện.
Về mặt nhân sự, Blockchain không chỉ rất mới ở Việt Nam mà ngay trên toàn cầu, nó cũng còn khá mới mẻ nên việc tuyển nhân lực rất khó. "Rào cản tiếp theo là về mặt pháp lý. Chúng tôi gặp nhiều rủi ro. Đứng trên góc độ của bản thân tôi, nhà làm luật chưa thực sự hiểu về blockchain và bitcoin. Thực tế, bitcoin chỉ là một sản phẩm của blockchain. Tiềm năng của blockchain rộng lớn hơn nhiều, nó được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tôi nghĩ ở thời điểm hiện tại, blockchain rất tiềm năng. Tôi tin thời gian tới mọi thứ sẽ thay đổi. Chúng ta cần có khái niệm rõ ràng, hiểu sâu về nó và cần hỗ trợ cho công nghệ này", ông Vững nói.
10h23-14/06/2018
Ông Dane Elliott - Giám đốc Kinh doanh Achain bàn về cơ hội để các doanh nghiệp Việt ứng dụng blockchain
Đại diện Achain chia sẻ: "Achain đã có mặt tại Việt Nam từ lâu, công ty ngày càng phát triển nhanh và mạnh. Chúng tôi có hơn 10.000 thành viên với kinh nghiệm công nghệ vũng vàng, để phát triển những ứng dụng công nghệ hiện đại". Ông cũng cho biết, các công nghệ mà Achain phát triển đều phù hợp với nhu cầu cũng như túi tiền của khách hàng, nó không đắt như mọi người vẫn tưởng.
Nói về blockchain, Dane Elliott nhấn mạnh, công nghệ này có thể sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau vì tính công bằng, đồng thuận và đảm bảo. Trên thế giới, các nước như Trung Quốc, Indonesia hay Australia đều ứng dụng blockchain trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
"Tôi biết cộng đồng blockchain đã được thành lập và hoạt động tích cực để hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển của ứng dụng này tại Việt Nam", đại diện Achain nhấn mạnh.
10h27-14/06/2018
Tiếp tục phiên thảo luận, Điều phối viên Nguyễn Thị Tuyết Anh đặt câu hỏi làm thế nào để doanh nghiệp truyền thông có thể ứng dụng công nghệ blockchain? Chia sẻ quan điểm, ông Đỗ Văn Long - Giám đốc vùng Infinity Blockchain Labs cho biết, một trong những điều quan trọng để ứng dụng công nghệ blockchain là lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu về công nghệ. Những doanh nghiệp lớn thường có ban tư vấn riêng để mổ xẻ những góc cạnh của blockchain, sau đó đưa ra định hướng phát triển.
Song song với đó, doanh nghiệp phải chủ trọng đào tạo nhân sự để nghiên cứu những ứng dụng mới của công nghệ blockchain. Khi đã hiểu công nghệ, có nhân sự, các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể ứng dụng công nghệ này trong đời sống.
10h35-14/06/2018
Dane Elliott: Đừng nhầm lẫn giữa blockchain và tiền thuật toán
Theo ông Elliott, thực tế, blockchain là một công nghệ và bitcoin là trường hợp đầu tiên sử dụng blockchain. Bitcoin xuất hiện và được coi là công cụ để giải quyết những giao dịch số ở cùng thứ hạng, cấp độ.
Tất cả những quá trình này sẽ được làm ngay và bí mật, không tiết lộ danh tính. Do đó, xét về mặt nào đó, bitcoin là ví dụ điển hình cho sử dụng blockchain, nhưng không phải là tất cả của blockchain mà chỉ là một ứng dụng của blockchain.
"Chúng ta không nên đánh đồng hai khái niệm này bởi nếu xem xét bitcoin một cách cụ thể nó sẽ là một khái niệm phức tạp nhưng không phải là blockchain", ông nhấn mạnh.
Trước câu hỏi làm thế nào để tránh nhầm khái niệm giữa blockchain và bitcoin, ông Nguyễn Thế Trung – Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ DTT cho rằng, tất cả các công nghệ chúng ta đang làm là số hóa không phải ảo."Chúng tôi đang đề xuất bỏ từ ảo dùng các thuật ngữ để mọi người hình dung đó là thật bởi ảo có nghĩa không sờ thấy được. Cách mạng 4.0 kết hợp số thực. Tiền ảo không hề ảo, bitcoin có thể đổi ra vật chất tại các nơi khác nhau trên thế giới", ông này nói.
So sánh với câu chuyện sử dụng vỏ sò và quy ước là tiền trước đây, ông cho rằng tiền điện tử được công nhận rộng rãi hay không cần có bản vị trong đơn vị căn bản. Theo ông, tiền mã hóa ra đời đã thay đổi hoàn toàn quan điểm về đơn vị tiền. "Tiền blockchain được bản vị là tiền thật thì có thể xem là tài sản, cho phép trao đổi giá trị, lưu giữ các thông tin minh bạch", ông nói.
10h39-14/06/2018
Doanh nghiệp mong đợi hành lang pháp lý cho việc ứng dụng blockchain tại Việt Nam
Nhà sáng lập Vương Quang Long cho biết Tomochain hoạt động về ứng dụng blockchain tại Việt Nam, sử dụng nhân lực trong nước nhưng lại đăng ký công ty ở Singapore.
Lý giải về vấn đề này, ông Long nói: "Việc này liên quan đến nguồn vốn đầu tư. Tomochain đòi hỏi nhiều tiến sĩ, kỹ sư chuyên gia tay nghề cao với mức lương tương xứng. Để có nguồn lực thực hiện dự án này, chúng tôi phải gọi vốn đầu tư từ quốc tế".
Đại diện Tomochain cũng chia sẻ, các nhà đầu tư luôn cần có chính sách rõ ràng khi tìm hiểu đầu tư vào bất kỳ công ty hay dự án nào. "Khi phát hành ICO, Tomochain cần luật sư am hiểu về đất nước mà công ty đăng ký để có thể viết một bản quy trình phù hợp, nhưng Việt Nam chưa thực hiện được điều này. Do đó, chúng tôi phải làm với công ty luật ở Singapore để có thể hoạt động bình thường", ông Long cho biết.
Giám đốc của Tomochain cũng mong muốn Việt Nam sớm xây dựng hành lang pháp lý cho việc gọi vốn từ nước ngoài để các dự án, công ty có nhiều điều kiện phát triển.
10h42-14/06/2018
Loạt kiến nghị gửi đến cơ quan quản lý
Theo người điều phối Nguyễn Thị Tuyết Anh, hầu hết các doanh nghiệp đều cần khung pháp lý để có thể ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain. Cô đặt câu hỏi: "Nếu có 3 kiến nghị đến các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp cần gì?"
Là người đầu tiên đưa ra kiến nghị, ông Đặng Minh Tuấn chia sẻ, thông quan diễn đàn, ông cảm thấy cảm động vì có sự quan tâm của Đảng, Chính phủ về vấn đề mới này. Theo ông, Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển blockchain nên nếu nắm bắt được sẽ có sự đột phá. "Việt Nam không có cơ hội xây dựng trung tâm tài chính lớn của thế giới nhưng lại có cơ hội về blockchain", ông Tuấn nhấn mạnh.
Từ những tiềm năng của blockchain, ông Tuấn kiến nghị, Việt Nam cần có khung pháp lý đủ thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, các cơ quan Chính phủ, quản lý nhà nước cần cố gắng tạo điều kiện để ứng dụng công nghệ này ở bất cứ đâu có thể bởi công nghệ này đem lại sự rõ ràng, minh bạch, tạo niềm tin cho người dân.
Trong buổi gặp gỡ với Bộ Tư Pháp vừa qua, ông rất ấn tượng với thông tin Bộ cũng mạnh dạn ứng dụng blockchain trong ngành. Đây là những hoạt động manh nha cho sự phát triển mạnh mẽ của blockchain tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo ông, Việt Nam cũng cần mạnh dạn xây dựng đồng tiền thuật số tại Việt Nam. Nga, Trung Quốc đang sử dụng ưu việt của blockchain trong tài chính nên Việt Nam cũng cần điện tử hóa đồng tiền sử dụng công nghệ này.
10h45-14/06/2018
Tiếp nối các đề xuất đến cơ quan quản lý, ông Vương Quang Long - Sáng lập và Giám đốc của Tomochain có 3 đề xuất cụ thể:
Thứ nhất, hiện các bộ ngành trong đó có Bộ Tư pháp cần tích cực nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý trong đó công nhận tài sản kỹ thuật số là có giá trị.
Thứ hai, nên xem xét thành lập Ban chuyên liên ngành để phát triển, theo dõi ứng dụng blockchain trên toàn quốc.
Thứ ba, xem xét có khung pháp lý, chính sách cho việc xây dựng một Quỹ cho công nghệ mới này. Nhờ đó các doanh nghiệp có cơ hội huy động vốn thuận lợi hơn, có nguồn mới trong phát triển.
Trả lời tiếp câu hỏi 3 đề xuất, kiến nghị cụ thể với cơ quan quản lý, ông Đỗ Văn Long - Giám đốc Vùng Infinity Blockchain Labs cho biết, đầu tiên và trên hết là đưa chương trình huấn luyện và đào tạo công nghệ vào những trường đại học, đơn vị tổ chức, quản lý để hiểu được bản chất của blockchain.
Thứ hai là mạnh dạn cho phép đầu tư nghiên cứu những ứng dụng thí điểm để cải tiến các quy trình công nghệ. Cuối cùng là xây dựng Sandbox để khuyến khích tất cả doanh nghiệp nằm trong hộp đó, đồng thời theo dõi, quan sát ứng dụng của công nghệ này có hiệu quả như thế nào.
10h50-14/06/-2018
Còn ông Dane Elliott, đại diện Achain cho biết bản thân không phải là người chuyên về tư vấn đầu tư nước ngoài nhưng ông nhấn mạnh, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đều cần có một quy định cụ thể để điều phối phát triển ứng dụng blockchain.
"Ấn Độ, Trung Quốc là những nước phát triển về ứng dụng blockchain nhưng cũng chưa có khuôn khổ pháp lý toàn diện. Điều này đòi hỏi chúng ta cần thực hiện nay một khuôn pháp lý với tiền mã hóa, tất nhiên, ở đó, vai trò của Chính phủ các nước vô cùng quan trọng", Dane Elliott nhấn mạnh.
Dane cũng cho biết, Việt Nam là một quốc gia đặc biệt. Nhiều doanh nghiệp đang phát triển với số lượng ngày càng lớn. Việt Nam có nhiều tiềm năng để thu hút vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài. Bởi vậy, việc xây dựng cơ chế pháp lý sẽ góp phần mang lại nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp tiềm năng này.
Còn ông Nguyễn Văn Vững - Đồng sáng lập và Giám đốc Bigbom nêu nhận định các chính sách hỗ trợ hiện chưa rõ ràng. "Tôi rất mong có những chính sác để các doanh nghiệp không thể phát triển ở thị trường Việt Nam mà còn cả nước ngoài", ông nói.
"Thứ hai, nguồn nhân lực blockchain rất lớn nằm ở những công ty lớn tại Việt Nam, tôi mong sẽ có những chính sách cởi mở để họ có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng hơn. Cuối cùng, chưa bao giờ cơ hội cho công nghệ tại Việt Nam lại lớn vậy, một lần nữa, tôi mong những người làm luật có những chính sách rõ ràng, cởi mở để giúp doanh nghiệp tiếp cận cũng như gọi vốn ở nước ngoài", vị đại diện Bigbom nói thêm.
10h55-14/06/2018
Sau phần trao đổi của các diễn giả, nhiều đại biểu ngồi bên dưới muốn đặt câu hỏi. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đặt câu hỏi đến ông Nguyễn Thế Trung - Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ DTT khi ông này nhắc đến từ "bản vị" trong tiền thuật số và khái niệm "đào tiền".
Theo ông Trung, bản vị đơn giản chỉ là một khái niệm trong ngành tài chính khi đơn vị tiền tệ có gốc thì được so sánh tương đương đây là sự quy ước. Vàng được dùng làm việc quy ước tốt cho tiền tệ. Tiền mã hóa bằng thuật dựa trên blockchain là hữu hạn nên sẽ càng khó tìm nhưng chia đều cơ hội cho mọi người, buộc họ phải mất công "đào" hoặc tìm kiếm.
Ông Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đặt câu hỏi cho ông Dane Elliott: "Trung Quốc có cách tiếp cận thông minh với công nghệ 4.0 và blockchain. Ông có thể chia sẻ về cách làm và quan điểm của Trung Quốc và đưa ra lời khuyên cho Việt Nam?".
Trả lời câu hỏi này, ông Elliott cho biết, Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới. Dù lúc đầu họ cũng đưa ra thông điệp trái chiều, ủng hộ có, phản đối có nhưng sau đó công nghệ blockchain đã phát triển ở quốc gia này. Một số công ty cũng đăng ký kinh doanh ở môi trường thuận tiện hơn. Hiện Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra nhiều chính sách để phát triển blockchain,ví dụ trong lĩnh vực thu thuế.
Đối với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, ông Elliott tin tưởng rằng, Việt Nam có thể trở thành trung tâm của blockchain và tiền thuật toán.
Khán giả tiếp theo đặt câu hỏi cho Tomochain: "Các bạn đang phát triển công nghệ blockchain theo nền tảng nào 1.0, 2.0 hay 3.0... để chúng tôi - những đơn vị phát triển tiếp theo xây dựng lộ trình đúng, có thể phát triển công nghệ đa nền tảng?".
Ông Vương Quang Long chia sẻ, hiện nay phiên bản blockchain bitcoin vẫn là 0.7, 0.8. Blockchain 1.0 tập trung vào vấn đề nơi lưu trữ của tiền, điển hình là blockchain của bitcoin chủ yếu tập trung vào cuốn sổ cái - giá trị của bitcoin.
Tiến lên 2.0 là tích hợp smart contract (hợp đồng thông minh) - nền tảng mạnh xây dựng những ứng dụng trên đấy, như IOS. Hiện Tomochain tập trung vào lớp 2.0 - lưu giữ tiền.
Một số bên thêm 3.0, 4.0 vào một số ứng dụng trao đổi linh hoạt, điều này không quá quan trọng, quan trọng là blockchain giải quyết những vấn đề này như thế nào cho các doanh nghiệp cụ thể.
Kết thúc phiên hai, điều phối Tuyết Anh cho biết: "Sau hai phiên thảo luận, chúng ta đã hình dung được bức tranh thị trường blockchain Việt Nam và những khó khăn các doanh nghiệp gặp phải. Hy vọng 'đãi cát tiền vàng', đãi như thế nào, các doanh nghiệp, bộ ngành sẽ cùng thảo luận trong phiên 3".
11h08-14/06/2018
Phiên 3: Khuyến nghị chính sách, kế hoạch hành động, tầm nhìn đến năm 2025
Bài tham luận mở đầu cho phiên thứ ba thuộc về ông Manfred Otto - Luật sư Cấp cao - Duane Morris Việt Nam.
"Chúng ta đã nghe nói rất nhiều về công nghệ, ứng dụng, nền tảng của blockchain. Nói đến công việc kinh doanh, giao dịch ở Việt Nam thì cần nói tới chính sách, tầm nhìn. Chúng ta có những nhà hoạch định chính sách có mặt tại đây. Tôi rất vui vì gặp gỡ được nhiều đại biểu cấp cao khác của Việt Nam. Tôi chỉ là một luật sư và tôi đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp. Tại quốc gia khác, họ đã nói về vấn đề này, đã thực hiện kinh doanh dựa trên nền tảng blockchain như việc anh Long nói tới Singapore nhưng ở Việt Nam thì khác", ông Otto mở đầu bài tham luận kéo dài 10 phút.
Theo ông, hiện tại, ở việt Nam, việc ban hành chính sách, tiền mã hóa, phương pháp thanh toán rất ít. Hầu như chưa có quy định liên quan tới vấn đề này. Sự điều tiết chỉ thực hiện cho những thành toán không sử dụng tiền mặt, các lĩnh vực khác rất hạn chế.
"Chúng ta cần thay đổi vấn đề này, thực hiện công việc kinh doanh, dòng vốn... Giờ, chúng ta sử dụng Internet làm nơi giao dịch. Blockchain không cần tới giấy tờ, chúng ta có thể đưa lên nó nhiều thông tin như hợp đồng", ông nói tiếp.
11h13-14/06/2018
"Luật pháp không phải lúc nào cũng hoàn hảo, do đó, chúng ta phải có khuôn khổ pháp lý", ông Manfred Otto nhấn mạnh. Theo ông, hiện nay có 65% giao dịch được thực hiện qua bitcoin. Do đó, cần phải thống nhất về khái niệm tiền mã hóa để có thể kiểm soát được vì rửa tiền cũng là một vấn nạn lớn mà con người phải đối mặt.
Đại diện của Duane Morries Việt Nam cũng đưa ví dụ về việc thanh toán của Nhật Bản. Quốc gia này đã ban hành đạo luật thanh toán và được sửa đổi vào năm 2016. Theo đó, người dân có thể dùng tiền mã hóa để trao đổi, mua đĩa CD, máy tính... nhưng lại không thể sử dụng cho những giao dịch lớn.
"Nếu không cho phép người dân thử nghiệm, ta không biết giao dịch lớn sẽ diễn ra như thế nào, dù không được phép, sẽ vẫn có một nhóm người thực hiện và ta không thể quản lý được. Nhưng, nếu việc này diễn ra công khai, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được mọi giao dịch", ông nói.
Tương tự như vậy, Manfred nhắc lại về vấn đề trao đổi quả xoài với quả bưởi. Nếu đơn thuần là một vài quả, sẽ không nhiều người quan tâm đến giao dịch đó nhưng khi số lượng đó tăng lên 15 tấn, sẽ có nhiều người tò mò. Khi đó, chúng ta càng cần phải theo dõi chặt chẽ giao dịch và cần có quy định rõ ràng.
Ông cũng cho biết, việc đưa ra các luật sẽ rất mất thời gian: "Sau 10 năm, chúng tôi phải có luật khác để hỗ trợ, bổ trợ cho vấn đề đó. Các luật từ khi ra đời đến khi thực hiện cần thời gian để chạy thử xem mức độ tuân thủ của người dân đến đâu. Nó có thể xem là một bằng chứng".
11h20-14/06/2018
Việt Nam phải làm gì để phát triển công nghệ Blockchain?
Mở đầu phiên thảo luận thứ 3, bà Nicole Nguyễn - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Infinity Blockchain Ventures và cũng là người điều phối phiên nhận định, đây là diễn đàn về blockchain đầu tiên có sự góp mặt đầy đủ của đại diện Chính phủ, bộ ban ngành, công ty luật, doanh nghiệp. Phiên thảo luận này sẽ tạo tiền đề để Chính phủ đưa ra các chính sách để ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain.
Câu hỏi đầu tiên người điều phối dành cho các diễn giả là những vướng mắc của doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ này. Chia sẻ quan điểm, ông Đào Đình Khả - Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết luôn thắc mắc: "Tại sao blockchain lại hot như vậy".
Qua chia sẻ với các diễn giả, ông nhận thấy, blockchain có 3 đặc tính quan trọng trong thời đại kinh tế số. Đó là sự giao thoa giữa thế giới thực và ảo; công nghệ đột phá, có thể thay đổi cách kiếm tiền trước đây nên có thể tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng ảnh hướng đến quyển lợi. Blockchain cũng là ví dụ điển hình trong thời đại kinh tế số.
Nhìn từ góc độ triển khai công nghệ mới, ông cho biết vẫn còn nhiều khó khăn khi khi ứng dụng công nghệ này. Các doanh nghiệp chưa biết khi nào sản phẩm mới được hình thành và được ứng dụng trong thực tế.
Dưới góc độ từ cơ quan quản lý về công nghệ, ông Đàm Bạch Dương - Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao - Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ, tại diễn đàn hôm nay nhiều diễn giả, doanh nghiệp nhắc đến các ứng dụng mới của blockchain. "Chúng tôi thấy rằng, việc nghiên cứu thấu đáo các tính ưu việt của công nghệ này là cần thiết và đi liền đó lường trước các rủi ro", Vụ trưởng chia sẻ.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng đề án 844 về Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Đây có thể xem là không gian để cho lĩnh vực blockchain có điều kiện để phát triển tại Việt Nam.
11h30-14/06/2018
Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nhận được câu hỏi: "Khi tìm hiểu một công nghệ, chúng ta phải tìm hiểu nhiều lớp. Đây là bài toán phức tạp không phải một chiều. Ông chia sẻ gì về điều này?", ông Dũng nói: "Đầu tiên, chúng ta muốn công nghệ vào cuộc sống, chúng ta phải nói rõ sự ưu việt và có sự so sánh. Nếu thực sự tiết kiệm chi phí, dễ triển khai, công nghệ sẽ tự áp vào cuộc sống".
"Ví dụ, ở phiên một có diễn giả nói về giấy phép hôn nhân, tôi cho rằng, với công nghệ hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt điều này. Hơn nữa, ở phiên thứ hai, chúng ta đưa ra khái niệm tiền điện tử. Đây là một khái niệm được đảm bảo bằng tiền, ví dụ ở Việt Nam là đồng tiền VNĐ. Chúng ta không thể sử dụng tuỳ tiện và dùng vào bất cứ khung cảnh nào. Vì vậy, theo tôi chúng ta cần có sự chắc chắn về thuật ngữ, có sự phân tích thấu đáo mới có thể ứng dụng tốt", ông Dũng cho biết.
11h35-14/06/2018
Ông Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự và kinh tế - Bộ Tư Pháp
"Trong buổi sáng hôm nay, rất nhiều đại biểu nói cần có chính sách và pháp lý. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý", ông Nguyễn Thanh Tú khẳng định khi mở đầu đoạn phát biểu.
Theo ông, khi nói tới công nghệ 4.0, Blockchain là trọng yếu. "Ở góc độ quản lý Nhà nước, tại nghị quyết 23, về chiến lược phát triển công nghệ Việt Nam năm 2030, chúng tôi đã vạch ra định hướng Việt Nam phải đi tắt và đón đầu trong công nghiệp 4.0, phải xác định trọng tâm của Blockchain. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước phải xác định rõ việc sử dụng Blockchain. Nhà nước phải tạo pháp lý để khuyến khích, ủng hộ doanh nghiệp phát triển Block chain", ông Tú nói.
Ông cho biết sẽ nêu ra 4 điểm để giải quyết khâu pháp lý. "Thứ nhất, phải khuyến khích việc sử dụng, giao dịch, trao đổi tài sản dựa trên Blockchain. Thứ hai, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp áp dụng Blockchain. Thứ ba, tôi nghĩ cần tạo ra khung pháp lý an toàn, minh bạch, bảo vệ ba bên. Cuối cùng, các bộ ngành phải rà soát về luật, các quy định hạn chế sự phát triển của Blockchain cần loại bỏ, những điều giúp phát triển thì cần phải thêm", Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sư và kinh tế khẳng định.
11h38-14/06/2018
Bà Nguyễn Huỳnh Phương Thảo - Giám đốc công ty TNHH World Tax Service: Thuật ngữ về Blockchain ở Việt Nam còn hạn chế
Tiếp nối các khuyến nghị chính sách của bộ ban ngành, từ góc độ của một công ty luật và pháp lý, bà Phương Thảo cho biết Việt Nam có tài nguyên nhân sự, nhân lực kỹ thuật cao, đầy tiềm năng và sự thông minh để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, chất lượng thế giới. Tuy nhiên vì những vướng mắc trong khung pháp lý mà Việt Nam rơi vào tình trạng "chảy máu chất xám". Bà nói: "Đây thực sự là một thiệt thòi và Việt Nam cần phải bảo vệ điều đó".
Nói về blockchain, đại diện World Tax Service nhấn mạnh tính hiệu quả của ứng dụng trong quản lý Nhà nước. Ví dụ trong kiểm toán Nhà nước, bài toán blockchain giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý, giám sát để lĩnh vực này hoạt động một cách minh bạch, hiệu quả.
Ngoài ra, bà Thảo cũng cho biết, thuật ngữ của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Bản chất của khái niệm tiền tệ ở nước ngoài và Việt Nam có sự khác biệt lớn. Người Việt tiếp cận về tiền tệ từ một phía trong khi việc nắm bắt được bản chất của nó lại rất quan trọng.
"Xét theo khu vực châu Á, Việt Nam đang bị thụt lùi so với nhiều nước nếu không phá bỏ rào cản pháp lý để vực dậy công nghệ và vận dụng tiềm năng của chính chúng ta", bà Nguyễn Huỳnh Phương Thảo đề xuất.
11h40-14/06/2018
Ông Manfed Otto - Luật sư Cấp cao - Duane Morris Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh, tiền mã hóa không phải blockchain mà nó chỉ là một ứng dụng của công nghệ này. Nó sẽ tạo động lực giúp mọi người huy động nguồn vốn nhất định cho một dự án.
Hiện nay, tiền thuật toán rất phổ biến ở Singapore, Hong Kong và trở thành một công cụ để mọi người giao dịch. Tuy nhiên, câu hỏi được ông Otto đặt ra là làm thể nào để kiểm soát giao dịch tiền thuật toán, tránh rửa tiền. Trên thực tế, chúng ta không thể kiểm soát được dòng tiền thuật toán nhưng có thể giám sát nếu nó được quy ra đồng tiền tương đương như yên Nhật...
11h49-14/06/2018
Liên quan đến câu chuyện mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp trên lĩnh vực công nghệ số, trên cương vị là chủ một doanh nghiệp có cơ hội tham gia nhiều dự án về công nghệ tại Chính phủ, ông Nguyễn Thế Trung -Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ DTT nhìn nhận Việt Nam đang tích cực nghiên cứu tại lĩnh vực này. Về phía doanh nghiệp, ông cho biết sắp tới sẽ đưa ra nhiều sản phẩm dựa trên công nghệ Blockchain nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ nhà nước.
"Việc công chứng đang chia sẻ cho nhiều đơn vị tư nhân nhưng làm thế nào đảm bảo đơn vị này minh bạch chúng ta có thể xã hội hóa các dịch vụ công bằng công nghệ mới", ông Trung nói.
12h03-14/06/2018
Ông Đàm Bạch Dương - Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao - Bộ Khoa học và Công nghệ
Theo chia sẻ của đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay Bộ đã làm được 2 việc. Một là vận hành đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt Số hóa", hai là vận hành đề án 844 "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".
Ông Dương cũng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng xây dựng trọng điểm khoa học công nghệ, trong đó có ứng dụng Blockchain. Cụ thể, Bộ tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng chính sách ưu đãi tín dụng trong ngành công nghiệp 4.0.
12h07-14/06/2018
Ông Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Phát luật dân sự và kinh tế, Bộ Tư Pháp
Phát biểu sau cùng tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Thanh Tú cho biết, Bộ có 2 nhiệm vụ chính. Trước hết, Bộ đang triển khai đề án xây dựng quản lý tiền thuật toán từ năm 2016-2017. Dự kiến, đến tháng 8/2018, Bộ sẽ hoàn tất rà soát thực tiễn tài sản ảo, thực tế pháp luật, đề xuất định hướng báo cáo Thủ tướng. Bộ Tư pháp sẽ xây dựng hồ sơ quản lý về tiền thuật toán, tiền điện tử và dự kiến tháng 12/2018, sẽ có hồ sơ xây dựng văn bản.
Vấn đề thứ hai, Bộ Tư pháp đang chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu công nghệ 4.0, Blockchain ảnh hưởng ra sao đến việc soạn thảo luật. "Vừa rồi, toàn bộ Bộ Tư pháp đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực này về nhiều vấn đề liên quan để Bộ có những thông tin mới để có các chính sách phù hợp thời gian tới", ông cho biết.
Kết thúc phiên thảo luận, ba Nicole Nguyễn nhận định Diễn đàn đã nhận được những chia sẻ từ các doanh nghiệp, bộ ngành về Blockchain. Sự phối hợp giữa các bộ ngành, cộng đồng doanh nghiệp, làm luật có thể giúp đẩy mạnh hệ sinh thái hiện nay. Vào tháng 8, chúng ta sẽ có nhiều mô hình thí điểm từ phía ngân hàng nhà nước. Về phía bên cơ quan quản lý, bên bộ ngành, chúng ta cần đưa nhiều "người chơi" tốt vào cuộc để đưa vào cộng đồng một hệ sinh thái bền vững, khỏe mạnh. "Tôi mong rằng đây chỉ là điểm khởi đầu để chúng ta có thêm nhiều buổi trao đổi, đưa công nghệ này tiến xa hơn nữa ở Việt Nam", người điều phối nói.
Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu bế mạc Diễn đàn "Blockchain - Xu hướng và tầm nhìn phát triển"
Thay mặt Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Chu Ngọc Anh gửi lời cảm ơn tới các vị đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học, diễn giả, đại diện các doanh nghiệp tại diễn đàn.
"Cuộc cách mạng lần thứ 4, với nhiều công nghệ cốt lõi như: Trí tuệ nhân tạo (AI); Cơ sở dữ liệu lớn (Big Data); Internet kết nối vạn vật (IoT); Chuỗi khối (Blockchain)... đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tạo ra những tác động mạnh mẽ trên mặt của đời sống kinh tế - xã hội, cũng như đảm bảo quốc phòng, an ninh", ông nói.
Nhận thức được tính tất yếu, tiềm năng ứng dụng to lớn cũng như những thách thức mới đặt ra của công nghệ Blockchain; diễn đàn "Blockchain - Xu hướng và tầm nhìn phát triển" nhằm tạo không gian mở để thảo luận một cách nghiêm túc về tiềm năng và thách thức, xu thế phát triển của công nghệ Blockchain thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế và trong nước, ý kiến nhận định của đại diện một số Cơ quan thuộc Chính phủ và nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam đối với công nghệ mới mẻ này.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, diễn đàn đầu tiên tại Việt Nam về Blockchain thu hút được sự quan tâm của nhiều thành phần, nhiều đối tác. Đây cũng là một trong những kênh chính thức dành cho các cơ quan quản lý, nhà làm chính sách với mục tiêu kết nối trực tiếp các đơn vị phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ với các cơ quan quản lý để cũng nhau thảo luận, đưa ra được những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý dành cho công nghệ Blockchain, tiền điện tử, tài sản số trong thời gian tới.
Ông cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ triển khai các công việc có liên quan nhằm hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bao gồm:
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain; nghiên cứu kinh nghiệm các nước, tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành những chủ trương, chính sách, quy định pháp luật phù hợp để thúc đẩy, kiểm soát công nghệ Blockchain tại Việt Nam.
- Hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ Blockchain thông qua các chương trình KH&CN cấp quốc gia, như chương trình Khoa học & Công nghệ về Chính phủ điện tử; chương trình Khoa học & Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về Cách mạng công nghệ lần thứ 4 mà Bộ Khoa học & Công nghệ đang hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thực hiện dự án có ứng dụng công nghệ Blockchain thông qua Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".
Ông Ngọc Anh cũng đề nghị ban tổ chức diễn đàn, đặc biệt là VnExpress tạo kênh thông tin trực tuyến, diễn đàn riêng trên VnExpress để chia sẻ thông tin cũng như tiếp nhận các đề xuất chính sách, ý kiến đóng góp của cộng đồng chuyên gia, nhà khoa hoc, doanh nghiệp, nhà quản lý trong và ngoài nước,… về kinh nghiệm, xu thế phát triển Blockchain.
(Theo Vnexpress)
Các nhóm bơm và đổ tiền điện tử đã tạo ra các giao dịch trị giá hơn 825 triệu đô la trong 6 tháng đầu năm 2018, theo một cuộc điều tra của Wall Street Journal , đã xác định được 175 đề án như vậy, với 121 altcoins khác nhau. Các tiết lộ này hầu như không gây sốc cho các nhà giao dịch mật mã.
Chính phủ Canada đã ban hành một dự thảo chính thức về các quy định mới về trao đổi mật mã và xử lý thanh toán, Công báo Canada báo cáo ngày 9 tháng 6.