ADA là gì?
ADA là đồng coin của Cardano, và trong khi ADA còn là một khái niệm mơ hồ với những người bắt đầu làm quen với Bitcoin thì dự án Cardano đã thực sự có mặt từ năm 2014. Đây là một dự án blockchain phân tấn, mã nguồn mở hoàn chỉnh mở rộng. Nó được Charles Hoskinson, đồng sáng lập Ethereum, sáng lập ra khi ông hợp tác với Quỹ Cardano.
Những người quen thuộc với Ethereum sẽ nhận ra thuật ngữ “hợp đồng thông minh”. Cardano với mục đích trở thành một nền tảng hợp đồng thông minh tiên tiến với việc phát minh ra phương pháp PoS (Proof-of-Stake) mới được gọi là Ouroboros – Cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ hơn Ethereum và các giao thức khác. Vì vậy, ADA coin – một đồng tiền thuật toán của mạng lưới Cardano, được sinh ra với mục đích cung cấp các chức năng chuyên sâu hơn, đồng thời hoạt động nhanh, hiệu quả và chi phí thấp (như Litecoin).
Cardano được xem như là blockchain thế hệ 3. Bitcoin là blockchain thế hệ đầu tiên, Ethereum là thế hệ 2. Ethereum là công nghệ dẫn đầu trong thế hệ blockchain 2.0, chính vì vậy nó còn rất thô sơ. Hiện tại, Ethereum phải dựa vào hệ thống quản trị để nâng cấp và mở rộng. Đối với blockchain 3.0 như Cardano, có ưu thế về tự nhận thức. Cardano ADA có thể phát hiện những nhược điểm và khó khăn của các dự án trước để có thể phát triển tốt hơn. Đây là con đường đúng đắn mà Cardano ADA đã chọn.
Đội ngũ phát triển ADA là ai?
Năm 2014, dự án Cardano được phát triển bởi 3 tổ chức:
Cardano được hỗ trợ bởi một tổ chức phi lợi nhuận gọi là Cardano Foundation. Tổ chức này sẽ thực hiện nhiều việc cho cả Cardano và công nghệ Blockchain. Họ sẽ tập trung quảng bá cho Cardano đến những cộng đồng lớn, huấn luyện về công nghệ cryptocurrency, và làm việc với các cơ quan chính phủ về mảng luật pháp, quản lý cryptocurrency. Một tổ chức như vậy là vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo nền tảng Blockchain được công nhận, hợp pháp, chuẩn quá và được các công ty, tập đoàn lớn sử dụng.
Tương tự như Ethereum có tổ chức Enterprise Ethereum Alliance hay OnChain – đối tác của NEO. Các tổ chức này đều là tổ chức phi lợi nhuận và hoạt động nhằm quảng báo công nghệ BlockChain đến các chính phủ và doanh nghiệp. Trong khi các nền tảng NEO Ethererum, Cardano là những nền tảng phi tập trung, thì các tổ chức phi chính phủ này là cầu nối giữa dự án và chính phủ, doanh nghiệp.
IOHK là công ty công nghệ chuyên phát triển các giải pháp blockchain cho các học viện, tập đoàn và chính phủ. Công ty này được dẫn dắt bởi Charles Hoskinson và Jeremy Wood, cựu CEO và Executive Assistant của Ethereum. IOHK hỗ trợ Cardano và phụ trách mảng nghiên cứu với 17 người. Đội này phụ trách nhiệm phát triển công nghệ & ví của Cardano. IOHK cũng đang hỗ trợ một số dự án blockchain khác như Ethereum Classic.
Emurgo là công ty đặt tại nhật, hỗ trợ các doanh nghiệp tích hợp công nghệ blockchain và cũng đầu tư vào các start up. Emurgo’s kết nối công ty của họ với blockchain của Cardano.
Sự phân quyền giữa IOHK, Cardano Foundation và Emurgo thật sự rất thú vị. Mỗi bộ phận phụ trách một mảng riêng biệt và chuyên sâu trong cùng một hệ sinh thái.
Như vậy, Cardano được 3 tổ chức hỗ trợ. Cardano Foundation hỗ trợ nền tảng bằng cách quảng bá công nghệ Blockchain và Cardano ra cộng đồng và các cơ quan quản lý. IOHK là đội kỹ sư và phát triển đứng sau lưng công nghệ Cardano. Emurgo phụ trách mảng tích hợp với doanh nghiệp.
Sự khác biệt của ADA với các đối thủ trên thị trường tiền thuật toán
Là một nền tảng rất uyển chuyển, đội phát triển mạnh, tập hợp rất nhiều bài peer review nhưng nếu không mang lại cái gì mới thì nó sẽ chết. Trong phân khúc dApps thì mọi nền tảng đều phải đấu với Ethereum – nhà vua của dApps.
Cardano rất tham vọng nhưng phần lớn của nó vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nền tảng chính, về protocol định hình nên tương lai của Cardano. Các thế mạnh đặc trưng của Cardano là Layered Technology (Công nghệ phân chia lớp nền tảng), Giao thức Proof-of-Stake, coding language, wallet, quy trình quản lý. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu qua về Layered Technology và Giao thức Proof-of-Stake của Cardano:
Với các giá trị được chuyển đi trên blockchain, có 2 loại thông tin. Loại 1 là những thông tin đơn giản như from, to, whom, when và how much – đây chính là những thông tin mà Bitcoin có thể hỗ trợ. Tuy nhiên, mọi người đều thấy rằng khi ứng dụng vào thực tế thì chúng ta cần chuyển nhiều thông tin hơn nữa. Bên cạnh thông tin đơn giản thì cũng cần các thông tin như điều kiện và lý do chuyển thông tin đi ? tại sao lại chuyển tiền ? … đây chính là metadata
Ethereum, blockchain thế hệ 2, cho phép tích hợp các thông tin phía trên vào chuỗi của họ. Họ gọi đó là kết nối giữa các chuổi giá trị và liên kết với hợp đồng thông minh (smart contract). Hợp đồng có thể lập trình được (programmable contract). Tuy nhiên, Ethereum cũng có giới hạn là không có sự phân biệt rõ ràng giữa accounting & computing, cả 2 thông tin này được chứa chung với nhau. Ethereum luôn mặc định là khối metadata lúc nào cũng cần phải được chuyển đi. Khi khối lượng thông tin cần chuyển tăng lên thì phí chuyển (gas) sẽ tăng theo và sẽ gây khó khăn hơn cho blockchain để ghi lại các thông tin đó.
Ngược lại, Cardano phân chia rõ ràng giữa phần transfer và why. Họ chia nền tảng của mình ra làm 2 lớp riêng biệt. Một lớp tập trung vào giao dịch và tài khoản, trong khi lớp còn lại tập trung vào hợp đồng thông minh. điều này làm cho Cardano dễ nâng cấp và uyển chuyển hơn.
Không giống như giao thức Proof of Work (POW) được sử dụng ở các loại coin khác (như Bitcoin), khi phần thưởng được chia dựa trên năng lực tính toán của máy đào, máy càng mạnh, càng nhiều máy thì nhận được nhiều. Đối với giao thức Proof of Stake (POS) thì phần thưởng được chia dựa theo số tokens mà các bạn nắm giữ. Giữ càng nhiều tokens thì sẽ được chia càng nhiều.
Cardano, giống như NEO, đều dùng giao thức Proof of Stake. Nó gọi là Ouroboros, là giao thức POS được chứng minh về mặt toán học. Tương tự như các công nghệ của Cardano, Ouroboros đã được xem xét rộng rãi thông qua peer-reviewed. Ouroboros đặc biệt được phát triển với sự giúp đỡ từ đại học Edinburgh, đại học Connecticut, IOHK và viện kỹ thuật Tokyo.
Giống như NEO và Ark, Cardano sử dụng nhiều biến thể của Giao thức PoS tương tự như Delegated Proof of Stake (dPoS). NEO dùng Delegated Byzantine Fault Tolerance (dBFT). dPoS cho phép người giữ token được quyền bỏ phiếu và bầu ra đại diện, được gọi là node đồng thuận, chính là người thực thi xác nhận block cho họ. Phần thưởng sẽ được trao cho node đồng thuận, sau đó sẽ chia lại cho những người đã bầu cho node đồng thuận.
Cơ chế thay đổi của Cardano
Cardano muốn tích hợp blockchain dựa trên khả năng quản trị. điều này có nghĩ là các quyết định liên quan đến tương lai của blockchain này có thể được bỏ phiếu (vote) bởi những người nắm giữ token ADA. Họ sẽ đưa ra một loạt các thay đổi, nâng cấp được đề xuất và những người sở hữu token ADA sẽ bỏ phiếu. Cần có một tỉ lệ phần trăm nhất định từ các phiếu bầu thì những thay đổi này mới được áp dụng.
Tóm lại, Cardano là nền tảng blockchain thế hệ thứ 3 đang được xây dựng với công nghệ peer – reviewed, mục tiêu là giải quyết các vấn đề từ mở rộng, ẩn danh, đến các giới hạn của blockchain 2.0 đang gặp phải như Ethereum. Cardano có công nghệ PoS tiên tiến, hệ thống quản lý độc đáo, và công nghệ phân chia lớp nền tảng cho phép nó đóng cả hai vai trò cryptocurrency và nền tảng blockchain. Nó cũng có mạng lưới hỗ trợ mạnh, sự quan tâm lớn từ cộng đồng đông đảo, đội phát triển mạnh mẽ.