Bitcoin là gì ?
Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, BitcoinSign.svg) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto
dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009.
Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối
Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.

Danh tính của cha đẻ Bitcoin vẫn còn là một bí ẩn .
Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện
tử. Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí. Đến tháng 10 năm
2017, lượng tiền cơ sở của Bitcoin được định giá hơn 252 tỷ đô la Mỹ - là loại tiền mã hóa có giá trị thị trường
lớn nhất. Những biến động lớn trong giá trị của mỗi bitcoin đã tạo nên những lời chỉ trích về tính phù hợp kinh
tế của Bitcoin như là một loại tiền tệ.
Blockchain là gì?
Blockchain (Chuỗi khối) là công nghệ đằng sau
Bitcoin. Công nghệ này đã trở nên nổi tiếng và được nhiều
người nhắc đến trong suốt những năm gần đây. Vậy công nghệ này nó là gì?
Mọi dữ liệu trên mạng Internet đều rất dễ dàng bị sao chép, mỗi giao dịch Bitcoin cũng chỉ là một khối thông
tin. Bình thường, khi giao dịch trực tuyến, chúng ta sẽ cần đến một bên trung gian thứ ba mà chúng ta tin tưởng
(ví dụ: công ty Paypal, công ty Ngân Lượng, Ngân hàng Vietcombank,...) với một cơ sở dữ liệu tập trung để xác
minh giao dịch nhằm chống gian lận khi kẻ gian sử dụng lại khối thông tin này nhiều lần. Công nghệ blockchain
đã giải quyết được bài toán này (double-spending) mà không cần tới bên trung gian thứ ba tin cậy. Blockchain
là một cuốn sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch. Dữ liệu trong cuốn sổ cái liên tục được mạng lưới máy tính ngang
hàng trên thế giới cập nhật và bảo trì. Giao dịch khi A gửi X bitcoin cho B được ghi lại trên toàn hệ thống, tất cả
các máy tính trong mạng này sẽ xác minh và ghi lại giao dịch đó vào cuốn sổ cái rồi cấp phát dữ liệu này tới các
máy tính khác. Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán vô chủ; các máy tính liên tục thực hiện việc kiểm toán
độc lập bằng cách xác minh dữ liệu nhận tới và so sánh với chữ ký của giao dịch đó.
Về công nghệ, các giao dịch được xác minh bởi thuật toán chữ ký số dựa trên đường cong Elliptic (ECDSA) và
được xác nhận bởi chuỗi các quá trình xử lý lần lượt các hàm băm SHA256 bởi các thợ đào Bitcoin. Mỗi khối
trong blockchain chứa tất cả thông tin giao dịch trong khối đó trong 1 cây Merkle - là một cây nhị phân có thứ
tự được xây dựng từ một dãy các đối tượng dữ liệu sử dụng hàm băm - để đạt hiệu quả cao trong việc lưu trữ và
xác minh với lượng dữ liệu lớn các giao dịch. Khi có một giao dịch không hợp lệ, hệ thống sẽ loại bỏ nó bằng
cách chọn theo số đông. Cách giải quyết về sự đồng thuận này của công nghệ blockchain là lời giải cho bài toán
các vị tướng Byzantine trong ngành khoa học máy tính. Càng có nhiều máy tính tham gia vào hệ thống ngang
hàng cho blockchain thì sức mạnh xử lý và độ an toàn của hệ thống blockchain đó càng cao.
Công nghệ blockchain có rất nhiều ứng dụng khác mà tiền tệ Bitcoin chỉ là một trong số đó, ví dụ: Ứng dụng
cho việc đăng ký sử dụng đất đai, các loại công chứng, hợp đồng thông minh (tự động cho phép hoặc hủy giao
dịch với một số điều kiện được lập trình sẵn), đăng ký tên miền, quy trình bỏ phiếu,... khi các thuật toán trở nên
đáng tin cậy hơn các bên trung gian thứ ba (mà có thể không đáng tin cậy vì tệ nạn tham nhũng). Công nghệ
blockchain cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không cần tin tưởng nhau.
Bitcoin hoạt động như thế nào?
Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: Không có một ngân hàng trung ương nào
quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet. Sự cung ứng Bitcoin là
tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy
tính "đào" Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán
trong mạng ngang hàng - được gọi là blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi
bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi.
Phí giao dịch có thể áp dụng cho giao dịch mới tùy thuộc vào nguồn tài nguyên của mạng. Ngoài phí giao dịch,
các thợ đào còn được trả công cho việc mã hoá các khối (block) nhật ký giao dịch. Cứ mỗi 10 phút, một khối
mới được tạo ra kèm theo một lượng Bitcoin được cấp phát. Số bitcoin được cấp cho mỗi khối phụ thuộc vào
thời gian hoạt động của mạng lưới. Vào tháng 7 năm 2016, 12,5 bitcoin được cấp phát cho mỗi khối mới. Tốc
độ lạm phát sẽ giảm một nửa còn 6,25 bitcoin vào tháng 7 năm 2020 và tiếp tục giảm một nửa sau mỗi chu kỳ 4
năm cho tới khi có tổng cộng 21 triệu Bitcoin được phát hành vào năm 2140. Ngoài việc đào Bitcoin, người
dùng có thể có Bitcoin bằng cách trao đổi lấy Bitcoin khi bán tiền tệ, hàng hoá, hoặc dịch vụ khác.
Tính năng ưu việt của Bitcoin
a. Tính bảo mật
Cũng giống như các chính phủ phụ thuộc vào quyền lực của quân đội và cơ quan hành pháp để đảm bảo an ninh
tiền tệ và mang lại giá trị cho tiền pháp định, thì độ an toàn của hệ thống Bitcoin phụ thuộc vào khả năng xử lý
của toàn bộ mạng lưới blockchain để chống lại các nguy cơ phá hoại đồng thời mang lại giá trị cho Bitcoin. Đã
có nhiều vụ trộm Bitcoin thành công xảy ra nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là do nạn nhân để lộ khóa
riêng tư cho kẻ tấn công. Cho tới nay, giao thức Bitcoin vẫn chưa hề có lỗ hổng bảo mật nào để làm mất Bitcoin
của người dùng mà không dùng đến khóa riêng tư.
b. Tính riêng tư
Bitcoin là loại tiền tệ bán ẩn danh, tức là số tiền không gắn với thực thể trong thế giới thật, mà gắn với địa chỉ
Bitcoin. Tuy chủ sở hữu địa chỉ Bitcoin không được xác định rõ ràng, nhưng bù lại các giao dịch lại được công
khai. Ngoài ra, các giao dịch có thể được liên kết với cá nhân hoặc công ty thông qua việc phân tích dòng giao
dịch (ví dụ: nếu các giao dịch chi tiêu từ nhiều nguồn đầu vào thì có thể các nguồn đó đều chung chủ) và kết
hợp dữ liệu đến từ các nguồn đã được định danh (các sàn giao dịch Bitcoin có thể được yêu cầu lưu trữ thông
tin cá nhân người sử dụng). Mặc dù vậy, cũng như tiền mặt, việc xác định địa chỉ Bitcoin nào gắn với người nào
là tương đối khó. Để tăng tính riêng tư, mỗi giao dịch cần sử dụng một địa chỉ Bitcoin mới.
Ưu điểm và nhược điểm của Bitcoin?
a. Ưu điểm
Có thể nói bitcoin ra đời như 1 cuộc cách mạng về thanh toán điện tử khi mà ưu điểm của nó vô cùng to lớn :
- Thuận tiện trong giao dịch: Nếu bạn để ý thì với bất cứ trung gian giao dịch nào, họ đều có 1 giới hạn về chuyển và nhận tiền trong ngày. Nhưng với bitcoin thì không, bạn có thể gửi 1 số lượng không giới hạn bitcoin cho bạn bè, người thân của bạn. Cho dù họ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Và bạn cũng có thể gửi vào bất cứ thời gian nào, không ai có thể quản lý được số tiền bạn gửi.
- An toàn và bảo mật: Mỗi giao dịch bitcoin đều có thể được thực hiện và hoàn thành mà không cần bất cứ thông tin cá nhân nào. Thông tin giao dịch được hiển thị nhưng danh tính của bạn được bảo mật hoàn
toàn.
- Không thể bị làm giả: Chi phí kiểm định chất lượng vàng rất cao, còn việc kiểm định Bitcoin không hề tốn chi phí nào, và có 1 sự thật là bitcoin không thể làm giả được vì nó không hiện hữu dưới dạng vật chất
- Chi phí giao dịch cực thấp: Không có bất cứ trung gian giao dịch nào, chỉ có phí xử lý giao dịch, tuy nhiên nó cũng không đáng bao nhiêu.
- Bảo vệ môi trường : Không phải dùng hoá chất in giấy hay khai thác. Hệ thống máy tính xử lý giao dịch Bitcoin tốn ít điện hơn nhiều so với hệ thống tài chính hiện tại.
- Tiềm năng thương mại điện tử: Mọi giao dịch của bitcoin hoàn toàn ẩn danh và không thể bị hoàn trả, đảo ngược lại, vì vậy đối với những người bán hàng, họ có thể yên tâm hơn với tình trạng gian lận.
b. Nhược điểm
Song song với những ưu điểm trên thì bitcoin cũng sẽ có những nhược điểm nhất định như :
- Chưa có nhiều người sử dụng: Thực tế là người dân, đặc biệt là những quốc gia không phát triển nhiều như Việt Nam, thì đã quen với việc sử dụng tiền tệ, vàng bạc. Và họ không am hiểu nhiều về những đồng tiền điện tử. Cùng với đó nhiều trang báo nổi tiếng lại có những bài viết khá tiêu cực về đồng tiền này (mình sẽ giải thích ở phần sau) nên người dân còn rất e dè và có nhiều lo ngại khi sử dụng bitcoin.
- Hơi khó sử dụng: Để sử dụng bitcoin thì bạn cần phải tạo 1 ví lưu trữ bitcoin, các thao tác phải thực hiện trên máy tính. Đối với những người mù tịt về công nghệ mà không được ai chỉ dẫn thì họ sẽ khó mà có thể tự làm các thao tác này, và có nguy cơ bị lừa đảo.
- Tội phạm, tin tặc, rửa tiền lộng hành: Vì tính ẩn danh của bitcoin và không bị ai kiểm soát, tội phạm có thể sử dụng đồng tiền này như 1 phương thức giao dịch. Hacker có thể đang tìm cách tấn công nhiều sàn bitcoin để đánh cắp bitcoin số lượng lớn và nạn rửa tiền có thể xảy ra 1 cách dễ dàng.